Ôn Văn 8

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Ôn Văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Cảm nhận về bài thơ ngắm trăng của Hồ Chi Minh?
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiêng kháng minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khan thi gia

Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ: _Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ==>Trong tù không rượu cũng không hoa Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng. _Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. ==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca, là nguồn cảm hứng bất tận của thi sĩ từ trước đến nay.Bác viết nhiều bài thơ về trăng trong những hoàn cảnh khác nhau, coi trăng là người bạn tri âm tri kỷ. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh lao tù. Mặc dù vậy ta vấn thấy ở Bác có một tâm hồn lãng mạn, phong thái ung dung, tự tại hai câu thơ đầu : - Trong tù không rượu cũng không hoa - Câu 2 : Cảnh đẹp đêm nay biết làm thê nào? Thể hiện tâm trạng bối rối , rạo rực xao xuyến của tác giả => Tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên Hai câu cuối - Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa nhắm nhà thơ => Đối , nhân hoá => trăng và người trở nên gần gũi , thân thiết thành tri âm, try kỉ, cùng chủ động tìm đến giao hòa với nhau, ngắm nhau say đắm => Phong thái ung dung tự tại đó là tinh thần thép vượt lên trên cảnh ngục tù. Thể thơ tứ tuyệt hàm súc và ngắn gọn. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại

`Đi đường` - một bài thơ triết lý từ cuộc sống
 
Trong thơ của Bác Hồ có nhiều bài viết về đề tài Đi đường. Đặc biệt trong Nhật ký trong tù có tới gần chục bài (Giải đi sớm, Trên đường đi, Đáp thuyền tới huyện Ung, Mới đến nhà lao Thiên Bảo...). Con đường Bác đi trong Nhật ký trong tù là con đường chuyển lao. Bác bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác ở tỉnh Quảng Tây.
Trên con đường đó Bác đã xúc động, đã suy ngẫm thành thơ - trong đó có bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Nguyên tác:
Tẩu Lộ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan  Trùng san chi ngoại hựu trùng san  Trùng san đăng đáo cao phong hậu Vạn lý dư đồ cố miện gian
Dịch nghĩa:
Có đi mới biết đường đi khó. Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác. Lên đến đỉnh cao chót vót của rặng núi trùng điệp ấy. Ngoái nhìn lại, muôn dặm non sông đã thu cả vào tầm mắt.
(Nhật ký trong tù - Nhà xuất bản Văn học - 1990).
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 333,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)