Ôn tồng hợp khiến thức Văn 9

Chia sẻ bởi Võ Thị Minh Nguyệt | Ngày 09/05/2019 | 192

Chia sẻ tài liệu: Ôn tồng hợp khiến thức Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN TIẾNG VIỆT
PCHT:1. Phương châm về lượng

- Giao tiếp ca�n coự noọi dung , No?i đúng yêu cầu : Không thiếu, không thừa
Ví dụ 1: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
2. Ph­¬ng ch©m vÒ chÊt
- Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Ví dụ 2: Thi nói khoác
. Ph­¬ng ch©m quan hÖ-
Nói đúng va`o đề tài, tránh lạc đề
Ví dụ 3: Xem gặp nhau cuối tuần.
4. Phương châm cách thức-
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh no?i mơ hồ.
Ví dụ 4 : Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
- Trâu cày không được giết
5. Ph­¬ng ch©m lÞch sù-
Cần tế nhị, tôn trọng người khác
Ví dụ 5:Nước VN đã có 4000 năm lịch sử
Còn nước Mĩ mới ra đời cách đây 200 năm
II. Xưng hô trong hội thoại
Tiếng Việt có một hệ thống xưng hộ rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.- Căn cứ vào tình huống giao tiếp mà xưng hô cho phù hợp
Ví dụ : Chị Dậu xưng hô với cai lệ
Lần 1 : Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, xin ông tha cho
Lần 2 : Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ
Lần 3 : Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem
III : Sự phát triển của từ vựng
1. Phát triển của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
2 phương thức : ẩn dụ, hoán dụ
Ví dụ 1 : Từ " Ăn" ( có 13 nghĩa). Từ "Chân", " Đầu" (có nhiều nghĩa)
2. Tạo từ ngữ mới
Ví dụ 2 : O Sin, in ter net, điện thoại di động .
3. Mượn từ ngữ của nước ngoài ( Mượn tiếng Hán nhiều nhất)
Ví dụ 3 : Ti vi, Gacđbu, quốc kỳ, quốc ca, giáo viên , học sinh
V. Thuật ngữ

Thuật ngữ : 2 đặc điểm:
- Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
- Không có tính biểu cảm
Ví dụ : Trường từ vựng, ẩn dụ, hoán dụ ,đơn chất, mẫu hệ thị tộc, dư chỉ .
VI. Tổng kết từ vựng
1. Từ đơn và phức
2. Thành ngữ
3. Nghĩa của từ
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của.
5.Từ đồng âm
6. Từ đồng nghĩa
7. Từ trái nghĩa
8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
9. Trường từ vựng

10. Từ tượng thanh, tượng hình
Ví dụ 1 : Ăn, giam giữ, tốt tươi .
Ví dụ 2 : " Nước mắt cá sấu"
Ví dụ 3 :Trắng tay- tay trắng..
Ví dụ 4 : ăn, cuốc, bàn .

Ví dụ 5 : Lồng, chín .
Ví dụ 6 : Quả- trái; máy bay- phi cơ
Ví dụ 7 : Xấu- đẹp, cao- thấp
Ví dụ 8 : Từ : từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy .
Ví dụ 9 : " Mặt lão đột nhiên co rúm lại . hu hu khóc".
Ví dụ 10 : ầm ầm..
Thấp thoáng, man mác, .
11. Một số phép tu từ vựng




a. So sánh: ( A như B)

b. ẩn dụ : ( ẩn về A)
c. Nhân hoá
d. Hoán dụ
e. Nói quá
(khoa trương, phóng đại)
g. Nói giảm, nói tránh
h. Điệp ngữ

i. Chơi chữ

12. Từ địa phương
Ví dụ 11:

a. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
b."Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
c. "Sóng đã cài then đêm sập cửa"
d. "Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
e. "Thuyền ta lái gió . biển bằng"

g."Con ở Miền Nam ra thăm lăngBác"
h. "Buồn trông . ghế ngồi"
i. "Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Ví dụ 12 : Ngã- Bổ- Té
VII- Khởi ngữ

- Đứng trước chủ ngữ nêu đề tài được nói đến trong câu
- Có thể thêm quan hệ từ từ đằng trước: Về, đối với
Ví dụ : Giàu, thì tôi cũng giàu rồi. Sang, thì tôi cũng sang rồi.
VIII- Các thành phần biệt lập
1. Tình thái:
- Cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến ở trong câu.
- Gắn với ý kiến của người nói:
- Thái độ người nói đối với người nghe.

2. Cảm thán: Biểu lộ tâm lí người nói:

3. Gọi đáp: Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

4. Phụ chú :
- Nằm giữa 2 dấu phảy
- Nằm giữa 2 dấu gạch ngang
- Nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn
- Nằm sau 2 chấm ( ít gặp
Ví dụ : Tin cậy cao : Chắc chắn, chắc hẳn
+ Tin cậy thấp : Hình như, dường như.
Ví dụ: Theo ý tôi, ý anh , ý ông ấy .
Ví dụ : ạ, à, ư, nhỉ, nhé, hả, hử, đây, đấy .

Ví dụ 2 : Than ôi!thời oanh liệt nay còn đâu?
Ví dụ 3 : Này; xin lỗi, làm ơn, thưa ông!.

Ví dụ 4:
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)
IX- Nghĩa tường minh hàm ý:
1. Nghĩa tường minh : Được diễn đạt trực tiếp ( bằng những từng ngữ trong câu)
2. Hàm ý : Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câ
Ví dụ 1 : Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này.

Ví dụ 2 : Cơm chín rồi ( mời vào ăn cơm) Chè đã ngấm rồi đấy ( mời uống chè)
ii- ôn tập về Các biện pháp tu từ:

Các biện pháp chủ yếu: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ)
1.So sánh :
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A như B
So sánh mặt trời = hòn lửa có sự tương đồng về hình dáng, màu sắc ? để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa gần gũi.
2. ẩn dụ :
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời ?Bác có sự tương đồng về công lao giá trị.
3. Nhân hóa :
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật.bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật.trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ : Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nhân hóa hoa, mây, ngọc, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng phải mỉm cười, nhường nhịn ? dự báo số phận êm ấm của nàng Vân.
4. Hoán dụ :
- Hoán dụ là gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Trái tim chỉ người chiến sĩ yêu nước, kiên cường, gan dạ, dũng cảm ? Giữa trái tim và người chiến sĩ có quan hệ gần gũi với nhau, lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
5. Nói quá :
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất cớngự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu đạt.
Ví dụ : Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Nói quá mức độ mồ hôi để nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân.
6. Nói giảm, nói tránh :
- Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Nói Bác đang nằm ngủ là làm giảm đi nỗi đau mất Bác.
7. Điệp ngữ :
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp đi, lặp lại từngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp đi, lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi la điệp ngữ.
Ví dụ: Ta làm con chim hót ....xao xuyến
HS tự phân tích.
8. Chơi chữ :
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.. làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Quốc quốc, gia gia là chơi chữ chỉ nước, nhà - nỗi nhớ nước thương nhà của nhà thơ.
III. ôn tập Từ ngữ:
Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng

Thường dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
Dùng định danh sự vật, hiện tượng. rất phong phú trong đời sống.
Từ ghép

Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Dùng định danh sự vật, hiện tượng.rất phong phú trong đời sống, sử dụng đúng các loại từ ghép trong giao tiếp, trong làm bài.
Từ láy

Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng


Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong văn miêu tả, trong thơ ca.sử dụng đúng từ láy trong giao tiếp, trong làm bài.
Thành ngữ
Là loại cụm từ có cấu tạo cố đinh, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một 1 từ)
Làm cho câu văn thêm hình ảnh, sinh động, tăng tính hình tượng và tính biểu cảm.
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị.


Dùng từ đúng chỗ, đúng lúc, hợp lý.
Từ nhiều nghĩa

Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
Dùng nhiều trong văn chương, đặc biệt trong thơ ca.
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc ? nghĩa chuyển)
Hiểu hiện tượng chuyển nghĩa trong những văn cảnh nhất định.
*Từ trái nghĩa
-Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
-Dùng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói sinh động
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Khi dùng từ đồng âm phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh gây hiểu nhầm.Thường dùng trong thơ trào phúng.
Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.


Dùng từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa để thay thế phải phù hợp với ngữ cảnh và sắc thái biểu cảm.
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng, nghĩa hẹp..)
Sử dụng nghĩa từ ngữ theo từng cấp độ khái quát, tránh vi phạm cấp độ khái quát của từ ngữ.
Trường từ vựng
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Chú ý cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn ngữ từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh.)
Từ mượn
Là những từ vay mượn nhiều từ tiếng của nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm.mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để diễn đạt.
Mượn từ đúng lúc, đúng chỗ để tăng hiệu quả giao tiếp, biểu đạt.
Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.
Biết sử dụng từ Hán Việt trong những ngữ cảnh cụ thể (trang trọng, tôn nghiêm.)
Thuật ngữ
Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Dùng thuật ngữ chính xác 1 nghĩa.
Biệt ngữ xã hội
Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định (từ địa phương ở 1 địa phương)
Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, trong làm văn.
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.
Dùng nhiều trong văn tả và tự sự
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
Dùng nhiều trong văn tả và tự sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Minh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)