On TN hoa vo co

Chia sẻ bởi Dương Ngữ Yên | Ngày 16/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: on TN hoa vo co thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

KIM LOẠI KIỀM (NHÓM IA)
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại nhóm IA (kim loại kiềm) là:
A. ns1 B. ns2 C. ns2 np1 D. ns2 np5
Nguyên tử có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là :
A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.
Phát biểu nào sau đây sai :
A. KLK có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. C. KLK có khối lượng riêng nhỏ.
B. KLK có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. D. KLK có độ cứng thấp.
Trong nhóm kim loại kiềm, từ Li đến Cs có
A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần. C. nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần.
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần. D. nhiệt độ nóng chảy giảm dần, nhiệt độ sôi tăng dần.
Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là :
A. 9,4 gam B. 9,5 gam C. 9,6 gam D. 9,7 gam
Hoà tan hoàn toàn 5,2 g hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là :
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Các kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể
A. lập phương tâm khối. B. lập phương tâm diện. C. lăng trụ lục giác đều. D. lập phương.
Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp là do
A. kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng. B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.
C. liên kết kim loại trong tinh thể kém bền. D. nguyên tử kim loại kiềm có ít electron hoá trị.
Kim loại kiềm có độ cứng thấp là do
A. kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng. B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.
C. Liên kết kim loại trong tinh thể kém bền. D. kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hoá thứ nhất
A. tăng dần từ Li đến Cs. C. tăng dần từ Li đến K, nhưng từ K đến Cs giảm dần.
B. giảm dần từ Li đến Cs. D. giảm dần từ Li đến K, nhưng từ K đến Cs tăng dần.
Năng lượng nguyên tử hoá là năng lượng cần dùng để
A. phá vỡ mạng tinh thể. B. tạo ra nguyên tử kim loại từ ion kim loại.
C. tách electron hoá trị của nguyên tử kim loại. D. tách nguyên tử kim loại ra khỏi hợp chất.
Năng lượng ion hoá là năng lượng cần thiết để có thể :
A. tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử. B. tách electron tự do ra khỏi mạng tinh thể.
C. tách ion dương kim loại ra khỏi mạng tinh thể. D. tách ion dương kim loại ra khỏi hợp chất.
Chỉ ra nội dung đúng :
A. Các kim loại kiềm có năng lượng nguyên tử hoá tương đối nhỏ.
B. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá thứ nhất tương đối lớn.
C. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính tương đối nhỏ.
D. Liên kết trong kim loại kiềm là liên kết mạnh.
Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có :
A. Cu B. Cu(OH)2 C. CuO. D. CuS.
Kim loại kiềm nào được dùng trong tế bào quang điện ?
A. Li B. Na. C. K. D. Cs
Kim loại được dùng làm chất xúc tác cho phản ứng :
nCH2 = CH – CH = CH2  ( CH2 – CH = CH – CH2 ) n là :
A. Fe B. Na. C. Ni. D. Pt.
Nguyên liệu để điều chế kim loại kiềm là :
A. Muối halogenua của kim loại kiềm. B. Muối sunfat của kim loại kiềm.
C. Muối nitrat của kim loại kiềm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Ngữ Yên
Dung lượng: 465,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)