On thi vao lop 10 mon Vat ly phan dien tich

Chia sẻ bởi Trần Văn Tuấn | Ngày 15/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: On thi vao lop 10 mon Vat ly phan dien tich thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Ôn thi vào lớp 10 môn Vật lý

Phần V: Tĩnh điện học

I. Sự nhiễm điện do cọ xát:
Thế nào là sự nhiễm điện do co xát:
Khi cọ xát một vật vào một vật khác, nó có khả năng hút được các vật nhỏ nhẹ như mảnh giấy vụn, sợi bông , vụn xốp... ta nói rằng vật đó bị nhiễm điện hay vật đó mang điện tích.
II. Điện tích:
1. Các loại điện tích:
- Có hai loại điện tích
+ Điện tích dương (+)
+ Điện tich âm (-).
- Điện tích là gì?
Điện tích là các "hạt" mang điện như:
+ Nguyên tử thỉếu một số electôn gọi là iôn dương mang điện tích dương.
+ Nguyên tử thừa một số electôn gọi là iôn âm mang điện tích âm.
+ Các eléc trôn tự do mang điện tích âm, kí hiệu: - e.
2. Tương tác giữa các điện tích:
- Hai điện tích khác tên đặt gần nhau thì hút nhau.
- Hai điện tích cùng tên đặt gần nhau thì đẩy nhau.
- ở những điểm càng gần, các điện tích tương tác với nhau một lực càng mạnh.
3. Quy ước về vật nhiễm điện dương, âm.
- Thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa mang điện tích dương
- Thanh nhựa cọ xát vào vải khô mang điện tích âm.
4. Sự phan bố điện tích trên một vật niễm điện:
- Điện tích chủ yếu ở diện tích mặt ngoài của vật, tập trung nhiều hơn ở những điểm nhỏ và đặc biệt ở điểm nhọn.
- Như vậy trên mặt cầu, hay trên ống trụ điện tích phân bố đều trên mặt ngoài của khối cầu, hay trên mặt trụ.
III. Ba cách nhiễm điện cho vật:
1.Nhiễm điện do cọ xát:
a. Sự nhiễm điện do cọ xát: Khi cọ xát một vật vào một vật khác, làm vật đó có khả năng hút được các vật nhỏ nhẹ như mảnh giấy vụn, sợi bông , vụn xốp... ta nói rằng vật đó bị nhiễm điện hay vật đó mang điện tích. Làm cho vật nhiễm điện như trên gọi là sự nhiễm điện do cọ xát.
b. Giải thích:
Thí dụ: thanh thuỷ tinh cọ xát vào len:
Khi cọ xát thanh kim loại vào mảnh len một số electôn tự do trong thanh kim loại tách ra khỏi thanh kim loại di chuyển sang mảnh len, làm cho mảnh len thừa electôn biến thành vật nhiễm điện âm; Thanh kim loại bị mất bớt một số electrôn, biến thành vật mang điện tích dương.
c. Đặc điểm:
- Hai vật khi cọ xát với nhau chúng được nhiễm điện trái dấu nhau.
- Vật nào có số electrôn tự do nhiều hơn thì sau khi cọ xát nhiễm điện dương, vật có số electrôn ít hơn sẽ mang điện tích âm.
2. Nhiễm điện do hưởng ứng:
a. Nhiễm điện do hưởng ứng: Lấy một thước nhựa đã nhiễm điện để lại gần một thanh nhôm chưa nhiễm điện, thanh nhôm sẽ bị hút, thanh nhôm đã nhiễm điện. Ta nói rằng thanh nhôm được nhiễm điện do hưởng ứng.
b. Giải thích:
Nguyên nhân thanh nhôm bị hút là do một số electrôn tự do trong thanh nhôm bị đẩy ra xa, về phía đầu bên kia, đầu đó mang điện tích âm, đầu này (đầu ở gần thanh nhựa mang điện tích âm) do thiếu electrôn nên trở thành nhiễm điện dương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Tuấn
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)