Ôn thi vào L10 - Vật Lý - Chương 4 và 1 số đề thi thử
Chia sẻ bởi Digital Library |
Ngày 14/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Ôn thi vào L10 - Vật Lý - Chương 4 và 1 số đề thi thử thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Chương IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Năng lượng và sự chuyển hóa năng lương.
Ta nhận biết một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng vật khác.
Ta nhận biết được hóa năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
Định luật bảo toàn năng lượng.
Năng lượng không tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Sản xuất điện năng – nhiệt điện và thủy điện.
Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành điện năng.
Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng.
Điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân.
Điện giá và pin mặt trời có thể cung cấp năng lượng cho vùng núi và hải đảo xa xôi.
Nhà máy điện hạt nhân biến năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện, có thể cho công suất lớn nhưng phải có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn chặn các tia phóng xạ có thể gây nguy hiểm chết người.
(Bài tập phần này chủ yếu là trắc ngiệm)
CẤU TRÚC MỘT ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÔNG CHUYÊN.
Chương 1, 2 ra hai câu với số điểm là 5 điểm
Chương 3, 4 ra hai câu với số điểm là 5 điểm
Có thể không chương 4 nhưng chương 1 và 3 ra mỗi chương 2 câu trong đó có một câu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu (cấp độ 1,2) và một câu vận dụng ở cấp độ thấp và cao (cấp độ 3, 4).
Thời lượng: 60 phút không kể thời gian giao đề.
MỘT SỐ ĐỀ THI
ĐỀ SỐ 1.
Bài 1. Thế nào là mắt cận? Nêu cách khắc phục tật cận thị.
Bài 2. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào?
Bài 3. Một bóng đèn có ghi 6V – 6W và một điện trở R = 12 được mắc nối tiếp với nhau và được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V (hình vẽ)
Tính số chỉ của ampe kế.
Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và hai đầu bóng đèn.
Đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
Bài 4. Vật sáng AB cao 3 cm đặt vuông góc với trục chinh (A nằm ở trục chính) và cách thấu kính hội tụ 40cm. Biết tiêu cự của thấu kính là 60cm.
Vẽ ảnh của vật qua thấu kính.
Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
ĐỀ SỐ 2.
Bài 1. Phát biểu định luật Jun – Len-xơ. Viết hệ thức định luật và nêu rõ ý nghĩa, đơn vị đo từng đại lượng trong công thức.
Bài 2. Cho hai thanh nam châm AB và CD. Đặt đầu A gần với đầu C thì thấy hai nam châm hút nhau.
Em có nhận xét gì về tên từ cực của đầu A và đầu C?
Hiện tượng sẽ xảy ra thế nào nếu đưa đầu A lại gần đầu D?
Bài 3. Một bếp điện ghi 220V – 800W được sử dụng ở lưới điện có hiệu điện thế U = 220V. Người ta dùng bếp này để đun sôi 2 lít nước từ 200C đến 1000C trong thời gian 15 phút.
Tính lượng điện năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Tính lượng điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước.
Tại sao hai lượng điện năng được tính trên lại không bằng nhau?
Tính hiệu suất của bếp.
Bài 4. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 10, R2 = 20, R3 = 30. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện được duy trì không đổi và có giá trị U = 30V. Bỏ qua điện trở các dây nối.
Tính điện trở tương đương của mạch ngoài.
Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở.
Nếu thay R2 trong mạch điện trên bằng đèn dây tóc có ghi 20V – 20W thì đèn có sáng bình thường không? Vì sao? Tính công suất tiêu thụ của đèn.
ĐỀ SỐ 3.
Bài 1. Nêu một số nguồn phát ra ánh sáng màu và cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
Bài 2. Nêu đặc điểm của đường sức từ. Các đường sức từ có cắt nhau không? Vì sao?
Bài 3. Một dây dẫn bằng manganin có chiều dài l = 10m, tiết diện S = 0,5mm2. Biết điện trở suấ của manganin là = 0,4.10-6 .m.
Tính điện trở của dây dẫn nói trên.
Mắc dây dẫn này nối tiếp với một báng đèn có ghi 3V –
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Digital Library
Dung lượng: 87,52KB|
Lượt tài: 24
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)