ÔN THI VÀO 10 DẠNG CƠ BẢN
Chia sẻ bởi Luu Thi Thanh Thuy |
Ngày 12/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: ÔN THI VÀO 10 DẠNG CƠ BẢN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TÀI LIỆU DẠY HỌC SINH LỚP 9 CHƯA ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN
( LƯU HÀNH NỘI BỘ)
PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG
Đây là tài liệu Hội thảo xây dựng nội dung ôn tập môn Ngữ văn do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 29,30/12/2009 được sử dụng để ôn tập cho học sinh lớp 9, nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên triển khai nội dung ôn tập cho học sinh theo tài liệu, đồng thời dựa vào cách biên soạn tài liệu của Sở để biên soạn thêm nội dung đảm bảo bao quát chương trình đã học.
Tài liệu được biên soạn dưới dạng các chuyên đề, trong đó, mỗi vấn đề được cấu trúc theo dạng câu hỏi, dạng đề và gợi ý trả lời . Những nội dung kiến thức trình bày trong tài liệu là nội dung cơ bản, ngắn gọn, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản để nâng cao chất lượng tốt nghiệp lớp 9 và tỷ lệ thi đầu vào lớp 10.
Do thời gian biên soạn còn hạn chế nên tài liệu này chưa bao quát hết nội dung chương trình. Một số nội dung có tính chất đề cương, gợi ý, giáo viên cần bổ sung. Dựa theo cách biên soạn của tài liệu, giáo viên biên soạn nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học và trình độ của đối tượng học sinh trường mình. Tuy nhiên, khi biên soạn bổ sung cần đảm bảo ngắn gọn để học sinh dễ tiếp nhận.
Về cách thức dạy học: Căn cứ vào trình độ của học sinh, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản; tăng cường thực hành, luyện tập để viết bài theo từng loại chuyên đề. Mỗi kiểu bài cần cho học sinh viết nhiều lần theo cách, từ đơn giản, sơ lược đến đầy đủ với nhiều dạng câu hỏi, dạng đề khác nhau để rèn luyện kỹ năng trình bày.
PHẦN B. NỘI DUNG
PHẦN I. TIẾNG VIỆT
Tiết
1
Chuyên đề 1. Từ vựng
6
2
Chuyên đề 2. Ngữ pháp.
6
PHẦN II. LÀM VĂN
3
Chuyên đề 1. Văn tự sự
3
4
Chuyên đề 2. Văn nghị luận
9
5
Chuyên đề 3. Văn thuyết minh
3
6
Chuyên đề 4. Văn bản hành chính công vụ
3
PHẦN III. VĂN HỌC
7
Chuyên đề 1. Văn học trung đại Việt Nam.
15
8
Chuyên đề 2. Thơ hiện đại Việt Nam sau CM tháng 8.1945
15
9
Chuyên đề 3. Truyện Việt Nam sau CM tháng 8.1945.
9
10
Chuyên đề 4. Văn bản nhật dụng - Kịch
6
PHẦN I: TIẾNG VIỆT
Chuyên đề 1: Từ vựng.
Tiết 1:
Từ xét về cấu tạo
A.TÓM TẮT KI ẾN THỨC CƠ BẢN
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy…
2. Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.
VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng…
Từ phức có 2 loại:
* Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
* Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Vai trò: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca… có tác dụng gợi hình gợi cảm.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng bài tập 1 điểm:
Đề 1: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Gợi ý:
* Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Đề 2: Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?
trăng trắng, sạch sành sanh,
MÔN NGỮ VĂN
( LƯU HÀNH NỘI BỘ)
PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG
Đây là tài liệu Hội thảo xây dựng nội dung ôn tập môn Ngữ văn do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 29,30/12/2009 được sử dụng để ôn tập cho học sinh lớp 9, nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên triển khai nội dung ôn tập cho học sinh theo tài liệu, đồng thời dựa vào cách biên soạn tài liệu của Sở để biên soạn thêm nội dung đảm bảo bao quát chương trình đã học.
Tài liệu được biên soạn dưới dạng các chuyên đề, trong đó, mỗi vấn đề được cấu trúc theo dạng câu hỏi, dạng đề và gợi ý trả lời . Những nội dung kiến thức trình bày trong tài liệu là nội dung cơ bản, ngắn gọn, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản để nâng cao chất lượng tốt nghiệp lớp 9 và tỷ lệ thi đầu vào lớp 10.
Do thời gian biên soạn còn hạn chế nên tài liệu này chưa bao quát hết nội dung chương trình. Một số nội dung có tính chất đề cương, gợi ý, giáo viên cần bổ sung. Dựa theo cách biên soạn của tài liệu, giáo viên biên soạn nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học và trình độ của đối tượng học sinh trường mình. Tuy nhiên, khi biên soạn bổ sung cần đảm bảo ngắn gọn để học sinh dễ tiếp nhận.
Về cách thức dạy học: Căn cứ vào trình độ của học sinh, giáo viên có thể vận dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản; tăng cường thực hành, luyện tập để viết bài theo từng loại chuyên đề. Mỗi kiểu bài cần cho học sinh viết nhiều lần theo cách, từ đơn giản, sơ lược đến đầy đủ với nhiều dạng câu hỏi, dạng đề khác nhau để rèn luyện kỹ năng trình bày.
PHẦN B. NỘI DUNG
PHẦN I. TIẾNG VIỆT
Tiết
1
Chuyên đề 1. Từ vựng
6
2
Chuyên đề 2. Ngữ pháp.
6
PHẦN II. LÀM VĂN
3
Chuyên đề 1. Văn tự sự
3
4
Chuyên đề 2. Văn nghị luận
9
5
Chuyên đề 3. Văn thuyết minh
3
6
Chuyên đề 4. Văn bản hành chính công vụ
3
PHẦN III. VĂN HỌC
7
Chuyên đề 1. Văn học trung đại Việt Nam.
15
8
Chuyên đề 2. Thơ hiện đại Việt Nam sau CM tháng 8.1945
15
9
Chuyên đề 3. Truyện Việt Nam sau CM tháng 8.1945.
9
10
Chuyên đề 4. Văn bản nhật dụng - Kịch
6
PHẦN I: TIẾNG VIỆT
Chuyên đề 1: Từ vựng.
Tiết 1:
Từ xét về cấu tạo
A.TÓM TẮT KI ẾN THỨC CƠ BẢN
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy…
2. Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.
VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng…
Từ phức có 2 loại:
* Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
* Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Vai trò: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca… có tác dụng gợi hình gợi cảm.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng bài tập 1 điểm:
Đề 1: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Gợi ý:
* Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Đề 2: Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?
trăng trắng, sạch sành sanh,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Luu Thi Thanh Thuy
Dung lượng: 1,03MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)