Ôn thi Ngữ Văn 9

Chia sẻ bởi Phạm Thị Nhinh | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Ôn thi Ngữ Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9:
Đồng chí- Chính hữu:
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã từng tham gia trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh. Bài thơ “ Đồng chí “ là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông viết về đề tài ấy. Bài thơ in trong tập “ Đầu súng trăng treo” . Với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ thơ cô đọng hám súc , cô đọng , bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội của những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp .
Mở đầu bài thơ , là lời tâm sự của những người lính về nguồn gốc xuất thân của mình:
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Với hai thành ngữ “ nước mặn đồng chua” và “ đất cày lên sỏi đá” đã khái quát được quê hương của những người lính. Họ ở hai miền quê khác nhau: một người ở mảnh đất vùng cao , còn một người ở vùng đồng chiêm trũng. Nhưng cả hai đều là những nơi nghèo khó, có cuộc sống lam lũ vất vả. Và trong gian khổ ấy họ như gặp chính mình, cùng chia sẻ và gần gũi nhau hơn:
“ Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Những hình ảnh thơ chân thực giản dị “ Súng bên súng” và “ Đầu sát bên đầu” đã thể hiện được những tình cảm cao đẹp của người lính bên nhau. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc, họ lên đường và trở thành “ quen nhau” cùng chung chí hướng ,chung nhiệm vụ và chung cả những khó khăn gian khổ, hiểu nhau như hiểu chính mình. Và từ đó hai tiếng “ Đồng chí” đã vang lên. Đồng chí! Tình cảm bình dị mà thiêng liêng cao quí. Là nơi hội tụ của những trái tim , những trí óc, nụ cười của những con người giàu lòng yêu nước. Đồng chí- từ giai cấp mà lên, từ lí tưởng mà có, từ lẽ sống mà thành. Nó thấm đượm bao tâm tình để lại trong tâm hồn mỗi người một vẻ đẹp của tình người được hình thành qua những thử thách gian nan.
Đất nước còn trong cảnh đau thương đướ gót giày xâm lược . Những người lính phải xa quê hương lên đường chiến đấu với kẻ thù. Họ đến với cuộc chiến bằng cả một tinh thần tự nguyện, với một thái độ dứt khoát, đầy quyết tâm:
“ Ruộng nương anh gửu bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Hình ảnh ẩn dụ “ Giếng nước gốc đa” cùng biện pháp tu từ nhân hoá “ nhớ người ra lính” đã gửi gắm tâm tình của người hậu phương với người ra trận. Đó là tình cảm vấn vương , niềm thương nhớ khôn dễ gì nguôi của những chàng trai lần đầu đi vào quân ngũ. Và phải chăng chính tình yêu nỗi nhớ ấy sẽ là điểm tựa tinh thần cho người lính có thêm quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù?
Từ những cảm xúc sâu sắ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Nhinh
Dung lượng: 140,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)