Ôn thi lớp 10 THPT
Chia sẻ bởi Phạm Hồng Quân |
Ngày 16/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Ôn thi lớp 10 THPT thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỘT
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
BÀI 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Liên Xô:
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh ( 1945-1950)
- Tình hình đất nước sau Chiến tranh
+ Khó khăn: - Chịu hậu quả nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
- Bên ngoài các nước đế quốc phát động “chiến tranh lạnh” bao vây kinh tế, cô lập về chính trị...chống Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Thuận lợi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Xô Viết, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
- Thành tựu:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
+ Đến năm 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
+ Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX )
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.
+ Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng, để bảo vệ nền an ninh và thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu cơ bản :
+ Kinh tế : Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Khoa học-kĩ thuật: Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới, đặc biệt ngành khoa học vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
+ Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên xô được coi là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Hoàn cảnh lịch sử và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: Những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân.
- Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ :
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của chủ tư bản.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX )
- Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu diễn ra trong điều kiện khó khăn phức tạp:
+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu.
+ Bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
- Nhờ sự hỗ trợ của Liên xô và sự nổ lực của nhân dân trong nước, các nước Đông Âu đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên, mọi âm mưu phá hoại bị dập tắt.
- Công cuộc xây dựng XHCN ở Đông Âu cũng phạm một số thiếu sót và sai lầm...
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng tư tưởng.
+ Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
BÀI 1
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Liên Xô:
1.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh ( 1945-1950)
- Tình hình đất nước sau Chiến tranh
+ Khó khăn: - Chịu hậu quả nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
- Bên ngoài các nước đế quốc phát động “chiến tranh lạnh” bao vây kinh tế, cô lập về chính trị...chống Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Thuận lợi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Xô Viết, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
- Thành tựu:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
+ Đến năm 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
+ Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện.
+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX )
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.
+ Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng, để bảo vệ nền an ninh và thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu cơ bản :
+ Kinh tế : Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Khoa học-kĩ thuật: Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới, đặc biệt ngành khoa học vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
+ Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên xô được coi là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Hoàn cảnh lịch sử và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: Những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân.
- Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ :
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của chủ tư bản.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX )
- Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu diễn ra trong điều kiện khó khăn phức tạp:
+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu.
+ Bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
- Nhờ sự hỗ trợ của Liên xô và sự nổ lực của nhân dân trong nước, các nước Đông Âu đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên, mọi âm mưu phá hoại bị dập tắt.
- Công cuộc xây dựng XHCN ở Đông Âu cũng phạm một số thiếu sót và sai lầm...
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng tư tưởng.
+ Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hồng Quân
Dung lượng: 389,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)