On thi lop 10
Chia sẻ bởi Vũ Anh Khoa |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: on thi lop 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN
THI VÀO LỚP 10 THPT
Phần I:Tiếng Việt
I.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1:
Thế nào là phương châm về lượng?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói cần phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa.
Ví dụ:
Trên đường đi học,gặp Nam,Tuấn hỏi:
-Bạn học bơi ở đâu mà giỏi thế?
-Tớ học bơi ở hồ bơi”Tuổi trẻ”.
Câu 2:
Thế nào là phương châm về chất?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,ta đừng nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng cớ xác thực.
Ví dụ:
Nam hỏi Tuấn:
-Bạn có biết nhà thầy chủ nhiệm ở đâu không?
Tuấn đáp:
-Hình như,ở hướng Vĩnh Long.
Câu 3:
Thế nào là phương châm quan hệ?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề.
Ví dụ:
-Ông nói gà,bà nói vịt.
Nam hỏi Hải:
-Bạn thấy đội bong Bình Dương đá thế nào?
-Tớ thấy họ mặc đồng phục rất đẹp.
Câu 4:
Thế nào là phương châm cách thức?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch,tránh nói mơ hồ.
Ví dụ:
Gặp Lan trên đường,tôi hỏi:
-Lớp bạn hôm nay có mấy tiết học?
Lan đáp:
-Lớp tớ hôm nay học 5 tiết.
Câu 5:
Thế nào là phương châm lịch sự?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ví dụ:
Sáng thứ bảy,ông tôi hỏi tôi:
-Hôm nay,con có phải đi học không?
Tôi đáp:
-Dạ,có ạ!
II.KHỞI NGỮ
Câu hỏi:
Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?Cho ví dụ?
Trả lời:
-Đặc điểm của khởi ngữ:khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ thường có thêm các từ:còn,về,đối với…
-Công dụng của khởi ngữ:nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ:
-Đối với tôi,việc học là quan trọng nhất.
III.CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu 1:
Thành phần biệt lập là gì?
Trả lời:
Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 2:
Thành phần tình thái là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ:-Chắc là,hôm nay,trời sẽ mưa to.
Câu 3:
Thành phần cảm thán là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói:vui,buồn,…có sử dụng những từ như:chao ôi,a,ơi,trời ơi,…
Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu theo kiểu câu đặc biệt.
Ví dụ: -Chao ôi,cô ấy đẹp quá!
Câu 4:
Thành phần gọi-đáp là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần gọi-đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp;có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi-đáp.
Ví dụ:
-Nam ơi,hôm nay,cháu có đến trường không?
-Dạ thưa không.Hôm nay,cháu được nghỉ.
Câu 5:
Thế nào là thành phần phụ chú?Vị trí?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang,hai dấu phẩy,hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy,có khi nó còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ:Hồ Chí Minh(Bác Hồ) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
IV.XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
(Nội dung:
-Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình,một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
-Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng
THI VÀO LỚP 10 THPT
Phần I:Tiếng Việt
I.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1:
Thế nào là phương châm về lượng?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói cần phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu,không thừa.
Ví dụ:
Trên đường đi học,gặp Nam,Tuấn hỏi:
-Bạn học bơi ở đâu mà giỏi thế?
-Tớ học bơi ở hồ bơi”Tuổi trẻ”.
Câu 2:
Thế nào là phương châm về chất?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,ta đừng nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng cớ xác thực.
Ví dụ:
Nam hỏi Tuấn:
-Bạn có biết nhà thầy chủ nhiệm ở đâu không?
Tuấn đáp:
-Hình như,ở hướng Vĩnh Long.
Câu 3:
Thế nào là phương châm quan hệ?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề.
Ví dụ:
-Ông nói gà,bà nói vịt.
Nam hỏi Hải:
-Bạn thấy đội bong Bình Dương đá thế nào?
-Tớ thấy họ mặc đồng phục rất đẹp.
Câu 4:
Thế nào là phương châm cách thức?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch,tránh nói mơ hồ.
Ví dụ:
Gặp Lan trên đường,tôi hỏi:
-Lớp bạn hôm nay có mấy tiết học?
Lan đáp:
-Lớp tớ hôm nay học 5 tiết.
Câu 5:
Thế nào là phương châm lịch sự?Cho ví dụ?
Trả lời:
Khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Ví dụ:
Sáng thứ bảy,ông tôi hỏi tôi:
-Hôm nay,con có phải đi học không?
Tôi đáp:
-Dạ,có ạ!
II.KHỞI NGỮ
Câu hỏi:
Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?Cho ví dụ?
Trả lời:
-Đặc điểm của khởi ngữ:khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ thường có thêm các từ:còn,về,đối với…
-Công dụng của khởi ngữ:nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ:
-Đối với tôi,việc học là quan trọng nhất.
III.CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu 1:
Thành phần biệt lập là gì?
Trả lời:
Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 2:
Thành phần tình thái là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ:-Chắc là,hôm nay,trời sẽ mưa to.
Câu 3:
Thành phần cảm thán là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói:vui,buồn,…có sử dụng những từ như:chao ôi,a,ơi,trời ơi,…
Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu theo kiểu câu đặc biệt.
Ví dụ: -Chao ôi,cô ấy đẹp quá!
Câu 4:
Thành phần gọi-đáp là gì?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần gọi-đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp;có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi-đáp.
Ví dụ:
-Nam ơi,hôm nay,cháu có đến trường không?
-Dạ thưa không.Hôm nay,cháu được nghỉ.
Câu 5:
Thế nào là thành phần phụ chú?Vị trí?Cho ví dụ?
Trả lời:
Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang,hai dấu phẩy,hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy,có khi nó còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ:Hồ Chí Minh(Bác Hồ) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
IV.XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
(Nội dung:
-Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình,một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
-Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Anh Khoa
Dung lượng: 234,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)