On thi hsg li9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: on thi hsg li9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ
VÒNG HUYỆN
Bài 1. (3 điểm)
Một ôtô chuyển động trên nửa đoạn đường đầu với vận tốc 60km/h. Phần còn lại nó chuyển động với vận tốc 15km/h trong nửa thời gian đầu và 45km/h trong nửa thời gian sau. Tìm vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường.
BÀI 2 (4đ)
Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 15km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 10km/h và 1/3 đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc 5km/h. Tính vân tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.

Bài 3 : Một chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian quy định là t. Nếu xe chuyển động từ A đến B, với vận tốc v1=48Km/h. Thì xe sẽ đến B sớm hơn 18 phút so với quy định . Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2=12Km/h, xe sẽ đến B chậm hơn 27 phút so với quy định.
a/ Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định t.
b/ Để chuyển động từ A đến B đúng thời gian quy định t. Xe chuyển động từ Ađến C( AC nằm trên AB) với vân tốc v1=48Km/h rối tiếp tục chuyển từ B đến C với vận tốc v2=12Km/h Tính chiều dài quãng đường AC.

Bài 4: (3 điểm) Từ hai địa điểm A và B cách nhau 20Km. Từ A một ô tô chuyển động với vận tốc v1=38Km/h, xuất phát lúc 7giờ và đi qua điểm B. Từ B một ô tô khác chuyển động với vận tốc v2=47Km/h cùng hướng với xe A lúc 8giờ. Hãy xác định lúc mấy giờ hai xe gặp nhau, lúc đó cách A bao nhiêu Km?
BÀI 5 (4đ)
Một cái cốc hình trụ, chưa một lượng Nước và một lượng Thuỷ Ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là H = 146cm. Tính áp suất P của các chất lỏng lên đáy cốc , biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1g/cm3 , của thuỷ ngân là D2 = 13,6g/cm3 .
Bài 6: Hai ống hình trụ nối thông nhau, tiết diện của mỗi ống là S = 11,5cm2.Hai ống chứa thuỷ ngân tới một mức nào đó.
Đổ 1 lít nước vào một ống rồi thả vào nước một vật có trọng lượng P = 1,5N, vật nổi một phần trên mặt nước. Tính khoảng cách chênh lệch giữa hai mặt thuỷ ngân trong hai ống. Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là
d = 136.000N/m3 và của nước là d1 = 10.000N/m3.
BÀI 7 (4đ)
Trộn lẫn rượu vào nước, người ta thu được một hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước 1000C. Nhiệt dung riêng của nước và rượu là: Cnước=4200J/kg. độ ; Crượu = 2500J/kg. độ.
Bài 8: Một chậu nhôm khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 200C.
a. Thả vào chậu nước một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò nung ra thì nước nóng đến 21,20C.
Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, của nước và của đồng lần lượt là:
C1 = 880J/KgK ; C2 = 4200J/KgK ; C3 = 380J/KgK
Bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường.
b. Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng toả ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho chậu nước. Tìm nhiệt độ thực của bếp lò.
Bài 9: Môt bếp dầu đun sôi một lít nước đựng trong ấm nhôm có khối lượng m2=300g thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp nói trên để đun 2 lít nước trong cùng một điều kiện thì sau bao lâu nước sôi? Biết nhiệt do bếp cung cấp cho bếp là đếu đặn. c1=4200J/kg.K, c2=880J/kg.K.
Bài 10: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1= 100g chứa m2=400g nước ở nhiệt độ t1= 10oC. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m3= 200g được nung nóng tới nhiệt độ t2=120oC. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 14oC. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước và thiếc lần lượt là c1=880J/kg.K, c2=4200J/kg.K, c3=230J/kg
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)