ôn thi học kì sinh học 7

Chia sẻ bởi Đoàn Dương Duy | Ngày 15/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: ôn thi học kì sinh học 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Trình bày sự đa dạng của lớp lưỡng cư ( tên và đặc điểm cấu tạo tương ứng của bộ ).
Bộ lưỡng cư có đuôi : đại diện : cá cóc tam đảo.
Thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
Hoạt động chủ yếu về ban đêm , sống chủ yếu ở nước.
Bộ lưỡng cư không đuôi : Đại diện : ếch đồng, ếch cây, ễnh ương, cóc nhà.
Thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.
Đa số hoạt động về ban đêm.
Bộ lưỡng cư không chân : Đại diện: ếch giun.
Thiếu chi, thân dài giống giun, có mắt, miệng có răng, kích thước lớn hơn giun.
Sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.
2/ Trình bày sự giống và khác nhau về đặc điểm chung giữa lớp lưỡng cư và lớp bò sát
Giống: Là ĐV có xương sống.
Di chuyển bằng 4 chi
Tim có 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín
Phát triển qua biến thái.
Khác:
Lưỡng cư
Có cấu tạo thích nghi với môi trường vừa ở cạn vừa ở nước.
Hô hấp bằng phổi và da.
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Thụ tinh ngoài, phát triển qua biến thái.
Bò sát
Có cấu tạo thích nghi với môi trường sống trên cạn.
Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.
Thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

3/ Trình bày sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm chung giữa lớp chim và lớp thú. Giống: - đều là ĐV có xương sống.
- tim có 4 ngăn ,máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- là động vật hằng nhiệt.
-…………………………………….
Khác:
Lớp chim
Mình có lông vũ, cơ thể hình thoi.
Chi trước biến đổi thành cánh.
Đẻ trứng, thụ tinh trong.
Chưa có răng.
Lớp thú
Có bộ lông mao bao phủ.
Có 4 chi phát triển.
Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ.
Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

4/ Đặc điểm cấu tạo và tập tính của các ĐV môi trường đới lạnh, môi trường hoang mạc đới nóng và nhiệt đới gió mùa, có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng.
* Môi trường đới lạnh (đại diện như gấu trắng, hải cẩu ,cá voi, chim cách cụt...) .
Đặc điểm môi trường: + Nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh, băng tuyết bao phủ
+ Mùa hè rất ngắn, mùa đông kéo dài
Môi trường rất khắc nghiệt


- Đặc điểm: +có bộ lông rậm và lớp mỡ dày dưới da để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét.
+Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét, một số thì ngủ đông để tiết kiệm năng lượng.
+Nhiều loài như ( chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông có bộ lông màu trắng có thể dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù. Về mùa hè lại chuyển thành màu nâu hay xám.
+ Đa dạng sinh học ĐV thấp
* Môi trường hoang mạc đới nóng ( lạc đà, rắn chuột)
-Đặc điểm môi trường: + khí hậu khô và nóng, chênh lệch nhiệt độ cao
+ Mưa rất ít, nước khan hiếm , cát bao phủ khắp nơi, nhiều ốc đảo.
- Đặc điểm: + ĐV ở đây chủ yếu là ĐV có khả năng chịu nóng tốt, chạy nhanh, có bướu để dự trữ nước
+ Chủ yếu hoạt động về đêm
+ Nhiều loài bò sát có tập tính chui rúc trong cát để chống nóng, quăng mình để di chuyển
+ Đa dạng sinh học ĐV thấp
* Môi trường nhiệt đới gió mùa ( rất đa dạng về động vật)
-Đặc điểm môi trường: + Nhiệt độ chênh lệch thấp, khí hậu nóng ẩm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô
- Đặc điểm: + Đa dạng sinh học cao
+ Nhiều loài ĐV cùng chung sống trong một môi trường
+ Số lượng loài ngày một tăng lên.

5/ Khái niệm các cấp độ đánh giá ĐV quý hiếm. Trình bày các biện pháp bảo vệ các ĐV quý hiếm
* Các cấp độ đánh giá ĐV quý hiếm
CR: Rất nguy cấp (số lượng loài dưới 80%)
EN: Nguy cấp (số lượng loài giảm dưới 50%)
VU: Sẽ nguy cấp (số lượng loài giảm 20%)
LR: Ít nguy cấp (ĐV được bảo tồn)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Dương Duy
Dung lượng: 399,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)