Ôn Thi HKII môn Sinh

Chia sẻ bởi Trần Anh Huy | Ngày 15/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Ôn Thi HKII môn Sinh thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ÔN THI HKII
(sinh)
-----------------------0-------------------------
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bong đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
TL: -Thằn lằn bóng đuôi dài có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
+Da khô có vảy sừng bao bọc;
+Có cổ dài;
+Mắt có mi cử độïng, co ùnước mắt do tuyến lệ tiết ra;
+Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu;
+Có đuôi và thân dài;
+Chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.
Câu 2: Đặc điểm chung của lớp chim?
TL: -Mình có lông vũ bao phủ;
-Chi trước biến đổi thành cánh;
-Có mỏ sừng;
-Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp;
-Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi;
-Là động vật hằng nhiệt.
-Sinh sản:Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố,mẹ
Câu 3: Trong tự nhiên và đời sống con người chim có những lợi ích và tác hại gì?
TL: *Có lợi :-Ăn các loại sâu bọ và gặm nhắm có hại;
-Cung cấp thực phẩm, làm cảnh;
-Làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí;
-Săn mồi, phục vụ du lịch, săn bắt;
-Phát tán cây rừng hoặc giúp cho sự thụ phấn cây.
*Có hại:-Cho kinh tế nông nhiệp nghiệp như chim ăn quả, hạt, cá,…
-Truyền bệnh dịch.
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm chung của lớp Thú?
TL: -Lớp thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:
-Đẻ con có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
-Có bộ lông mao bao phủ cơ thể;
-Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.;
-Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
-Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não;
-Là động vật hằng nhiệt.
Câu 5 Thú móng guốc gồm mấy bộ? Đặc điểm của mổi bộ?
TL: -Thú móng guốc có số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối cùng có guốc bao bọc.
-Chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh.
-Thú móng guốc có 3 bộ:
+Bộ guốc chẵn: Gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.VD:Lợn, Bò,Hươu,…
+Bộ guốc lẻ: Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả.VD:Tê giác, Ngựa,…
+Bộ voi: Gồm thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ.VD:Voi,…
Câu 6 Thế nào là đấu tranh sinh học? Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
TL: -Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng, nhằm hạn chế tác động gay hại của sinh vật gây hại.
-Các biện pháp đấu tranh sinh học là:
+Sử dụng thiên địch.VD:Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám,ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.
+Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.VD:Vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thou.
+Gây vô sinh diệt động vật gây hại.VD:Làm tuyệt sản ruồi đực dẫn đến ruồi cái không đẻ được
Câu 7: Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học :
1.ƯU ĐIỂM:
*Sử dụng đấu tranh sinh học có nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu:
-Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại;
-Không gây ô nhhiễm môi trường.
2.HẠN CHẾ:
-Vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
-Không diệt triệt để được sinh vật gây hại.
-Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
-Một loài thiên địch vừa có ích và vừa có thể có hại.
Câu 8: kể tên những thiên địch gần gũi với đời sống con người
TL: Mèo, Cú vọ, Cắt, Rắn sọc,… Gia cầm. Bướm đêm. Ong mắt đỏ….
Câu 9:Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm.Giải thích từng cấp độ nguy hiểm. Cho VD
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Huy
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)