ôn tập vô cơ lớp 9

Chia sẻ bởi Đào Ngọc Dung | Ngày 15/10/2018 | 174

Chia sẻ tài liệu: ôn tập vô cơ lớp 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VÔ CƠ

1-Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 . Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất cân nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác, hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí H2 (đktc).
a. Tính % khối lượng các oxit trong A.
b.Tính % khối lượng các chất trong B. Biết rằng trong B số mol oxit sắt từ bằng 1/3 tổng số mol của sắt (II) oxit và sắt (III) oxit.
2. Hoà tan 4,68 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng ta thu được dung dịch C và 1,54 lít khí CO2 đo ở 27,3OC và áp suất 0,8 atm.
1. a) Cho biết tên của hai nguyên tố A và B.
b) Tính tổng khối lượng muối tạo thành trong dung dịch C.
2. Tính thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
3. Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ hết bởi 200ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 để:
a) Thu được 1,97 gam kết tủa.
b) Thu được lượng kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất.
3. Hoà tan 8 gam hỗn hợp hai hiđroxit kim loại kiềm nguyên chất thành 100 ml dung dịch (X).
1. 10ml dung dịch (X) được trung hoà vừa đủ bởi 80 ml dung dịch CH3COOH cho 1,472 (g) hỗn hợp muối. Tìm tổng số mol hai hiđroxit kim loại kiềm có trong 8 gam hỗn hợp. Tìm nồng độ mol của dung dịch CH3COOH.
2. Xác định tên hai kim loại kiềm, biết chúng thuộc chu kì kế tiếp trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Tìm khối lượng từng hiđroxit trong 8 gam hỗn hợp.
3. 90ml dung dịch (X) tác dụng với một lượng vừa đủ muối sắt clorua cho 6,480 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử muối sắt clorua. Hoà tan toàn bộ kết tủa trong dung dịch axit nitric HNO3 loãng, thấy sủi bọt khí. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính thể tích khí thoát ra ở 0OC, 0,6 atm.
4. Để trung hoà hoàn toàn 50 ml hỗn hợp X gồm HCl và H2SO4 cần dùng 20 ml NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 0,381 gam hỗn hợp muối (khô). a) Hãy tính nồng độ mol của mỗi axit trong hỗn hợp X.
b) Tính pH của hỗn hợp X, nếu coi H2SO4 phân li hoàn toàn thành ion.
c) Tính số gam tối đa của hỗn hợp Cu-Mg chứa 20% Mg có thể hoà tan hoàn toàn trong 150 ml dung dịch X.
5. Có một cốc đựng a gam dung dịch chứa HNO3 và H2SO4. Hoà tan hết 4,8 gam hỗn hợp 2 kim loại M, N (có hoá trị không đổi) vào dung dịch trong cốc thì thu được 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí NO2 và A.
1. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng sau phản ứng khối lượng các chất chứa trong cốc tăng thêm 0,096 gam so với a.
2. Tính khối lượng muối khan thu được.
3. Khi tỉ lệ số mol HNO3 và H2SO4 trong dung dịch thay đổi thì thể tích khí (đktc) thoát ra sẽ thay đổi trong khoảng giới hạn nào? (giữ nguyên thành phần và khối lượng 2 kim loại trong hỗn hợp). (ĐHYTháiBình-99)
6. Hoà tan 6,25 g hỗn hợp gồm Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3, thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516g và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và N2O. Hỗn hợp khí D có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75.
1. Hỏi khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
2. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu.
7. Hoà tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí.
1. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ngọc Dung
Dung lượng: 15,46KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)