Ôn tập VH 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập VH 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN VĂN HỌC
tiết 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về văn học trung đại.
Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.
2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.
- Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.
3. Các giai đoạn của văn học trung đại.
Được chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
+ Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
+ Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.
4. Nội dung văn học trung đại.
- Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
- Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...
- Tố cáo chế độ phong kiến...
B. luyện tập
Đề 1: Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam.
* Gợi ý:
- Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau.
Đề 2: Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn qua đó đưa ra nhận xét về sự phát triển của từng giai đoạn văn học.
*Gợi ý:
Văn học trung đại có 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
- Tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo.
- Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc.
b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp)
- Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người.
c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.
- Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu), thơ Hồ Xuân Hương...
- VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn họcTrung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại.
C. bài tập về nhà:
Đề 1: Hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập một) theo mẫu sau:
STT
Tác phẩm
Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật
Gợi ý: HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập này.
Đề 2: Nêu nội dung chính của văn học trung đại.
*Gợi ý:
-VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” đồng thời phải quên đi bản thân.
tiết 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về văn học trung đại.
Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.
2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.
- Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.
3. Các giai đoạn của văn học trung đại.
Được chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
+ Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
+ Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.
4. Nội dung văn học trung đại.
- Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
- Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...
- Tố cáo chế độ phong kiến...
B. luyện tập
Đề 1: Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam.
* Gợi ý:
- Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau.
Đề 2: Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn qua đó đưa ra nhận xét về sự phát triển của từng giai đoạn văn học.
*Gợi ý:
Văn học trung đại có 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
- Tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo.
- Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc.
b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp)
- Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người.
c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.
- Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu), thơ Hồ Xuân Hương...
- VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn họcTrung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại.
C. bài tập về nhà:
Đề 1: Hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập một) theo mẫu sau:
STT
Tác phẩm
Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật
Gợi ý: HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập này.
Đề 2: Nêu nội dung chính của văn học trung đại.
*Gợi ý:
-VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” đồng thời phải quên đi bản thân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 227,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)