Ôn tập Vật lý 8 HKII
Chia sẻ bởi Lê Bùi Khánh Linh |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Vật lý 8 HKII thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Ôn tập vật lý HKII
Bài 21: Nhiệt năng
- Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm đc hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J)
Bài 22: Dẫn nhiệt
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của 1 vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân ko
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật
- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào Q =m.c.∆t, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), .∆t là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kh.K)
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào
- Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
Bài 21: Nhiệt năng
- Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm đc hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J)
Bài 22: Dẫn nhiệt
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của 1 vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân ko
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật
- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào Q =m.c.∆t, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), .∆t là độ tăng nhiệt độ của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kh.K)
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 10C
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào
- Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Bùi Khánh Linh
Dung lượng: 23,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)