Ôn tập văn nghị luận hay
Chia sẻ bởi nguyễn tuấn hiếu |
Ngày 12/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập văn nghị luận hay thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
* Nghị luận xã hội về Câu nói của nhà văn Mỹ Helen Keller.
Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller :
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”
Đáp án: Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức:
– Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
– Bố cục chặc chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
– Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch.
– Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số định hướng cơ bản:
1. Giải thích: “đã khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi;
– “không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất);
– “không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của số phận);
– “đã… cho đến khi”: Sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề cuộc sống.
* Ý nghĩa của lời tâm sự: Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
2. Bình luận – Rút ra bài học:
– Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con người – nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức – dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.
– Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều.
– Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình – bởi thực ra, nó chưa thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.
– Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.
BÀI LÀM
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi” đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có “giày” hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ, được sống hạnh phúc, ấm no… trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người “không có chân để đi giày”. Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho
Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller :
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”
Đáp án: Yêu cầu về kỹ năng và kiến thức:
– Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
– Bố cục chặc chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
– Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch.
– Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số định hướng cơ bản:
1. Giải thích: “đã khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi;
– “không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn (về vật chất);
– “không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã (của số phận);
– “đã… cho đến khi”: Sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề cuộc sống.
* Ý nghĩa của lời tâm sự: Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
2. Bình luận – Rút ra bài học:
– Cuộc sống của mỗi người vốn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con người – nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức – dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.
– Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều.
– Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình – bởi thực ra, nó chưa thực sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.
– Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.
BÀI LÀM
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi” đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có “giày” hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ, được sống hạnh phúc, ấm no… trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người “không có chân để đi giày”. Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn tuấn hiếu
Dung lượng: 44,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)