Ôn tập văn HK II

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Anh | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập văn HK II thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Ngữ Văn 8 I.Văn bản II.Tiếng Việt 1/ Câu nghi vấn -Có chức năng chính là để hỏi, kết thúc câu là dấu chấm hỏi -Từ nghi vấn đi kèm: ai, gì, nào, tại sao, sao,đâu, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có…không,đã…chưa -Ngoài chức năng chính câu nghi vấn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, hoặc không yêu cầu người khác trả lời. Có thể kết thúc câu bằng dấu .!; 2/Câu cầu khiến -Có chức năng: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh -Từ câu khiến đi kèm: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hoặc ngữ điệu ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, … -Kết thúc câu thường là dấu chấm than nhưng nếu không nhấn mạnh thì có thể dùng dấu chấm. 3/Câu cảm thán -Bộc lộ tình cảm của người nói người viết -Từ cảm thán đi kèm: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… 4/Câu trần thuật -Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác -Thường dùng để kể thông báo, nhận định, miêu tả, hoặc thay thế chức năng chính của các kiểu câu khác (yêu cầu, đề nghị, bộ lộ tình cảm…) 5/Câu phủ định -Gồm hai loại: phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả -Trong câu có tù phủ định:không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có… 6/Hành động nói Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định Dựa vào mục đích nói mà ta xác định được hành động nói Có 5 kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…),điều khiển (cầu khiến, đe doạ, yêu cầu, đề nghị), húă hẹn, bộc lộ cảm xúc Khi kiểu câu phù hợp với hành động nói thì dùng trực tiếp (câu cầu khiến có hành động nói điều khiển) Khi kiểu câu khác với hành động nói thì dùn gián tiếp (câu trần thuật co hành động nói bộc lộ cảm xúc) 7/Hội thoại -Vai xã hội: Quan hệ trên dưới- ngang hàng (theo tứ bậc xã hội, tuổi tác, thứ bậc gia đình) Quan hệ thân sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình ) Quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng rất đa dạng, nhiều chiều. -Lượt lời là lời đối thoại của từng nhân vật trong cuộc thoại (chỉ khi nào có lời đối thoại mới được tính là một lượt lời ) *Chú ý -Chỉ khi nào có từ ngữ đi kèm thì mới xác định được kiểu câu ( không dựa theo đặc điểm hình thức ) -Phải đặt câu vào ngữ cảnh xác định thì mới xác định được mục đích nói -Kiểu câu => mục đích nói => hành động nói ( hành động nói phải bao hàm, phù hợp với mục đích nói ) -Khi phân tích vai xã hội phải khai thác triệt để từng lời thoại mà xác định, sau nói nêu rõ mối quan hệ của từng người trong cuộc thoại III. Tập làm văn _Khi làm văn thuyết minh phải sử dụng từ ngữ chính xác, khách quan, trung thực, không nêu xen tình cảm vào bài. _Khi làm văn nghị luận thì phải sử dụng từ ngữ chặt chẽ, lập luận rõ ràng, chính xác, xác đinh lập luận, luận điểm chính rồi suy ra luận cứ sắp xếp cho thật phù hợp đảm bảo tính lô-gích Dàn ý: 1/Thuyết minh Loại 1: thuyết minh 1 loại đồ dùng MB: Giới thiệu đồ dùng, công dụng chính TB:Nêu các đặc điểm -Từ ngoài vào trong ( chất liệu, kích thước, trang trí, hoa văn, màu sắc, …) -Bộ phận chính -Công dụng ( kèm theo vị trí, lợi ích của nó trong gia đình, trường học, cơ quan, bệnh viện …) -Cách bảo quản KB: Vị trí của nó ở hiện tại, tương lai Loại 2: thuyết minh về một cách làm MB:Giới thiệu tên món ăn, đồ vật… và đặc điểm nổi bật của nó TB: -Nguyên vật liệu -Cách làm -Yêu cầu thành phẩm -ăn kèm ( phải liên kết các phần, kết hợp các phương pháp thuyết minh, đơn xen kể, tả, biểu cảm ) KB:Vị trí của nó trong -trong ngày tết, các dịp lễ hội, -trong ngày thường -so với các đồ khác có cùng công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Anh
Dung lượng: 26,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)