Ôn tập Văn 9

Chia sẻ bởi Tạ Thị Thanh Xuan | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 13
I. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? 2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,5 điểm)
3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)
4. Chỉ ra phép liên kết câu có trong đoạn văn trên.( 0.5 đ)
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một)
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?
Câu 2: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
[…] Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”
(Trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh)





Đọc hiểu văn bản:

- Đây là lời nhận định của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ - Trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì)

Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt”

Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép.
- Cụm chủ - vị thứ nhất: "chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
+ Chủ ngữ: "chúng"
+ Vị ngữ: "đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
- Cụm chủ - vị thứ hai: "người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
+ Chủ ngữ: "người mình"
+ Vị ngữ: "không thể chịu nổi"
("ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú)

Làm văn

Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?

Cảm nhận về “thế giới kì diệu”:

- "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đãnói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường và việc học trong cuộc đời bmỗi con người.
- Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống.
- Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn,tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
- Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm người quý báu để vươn tới thành công.
→ Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến vậy!

Tính tự lập của bản thân:

- Trong những năm đi học, em đã thể hiện tính tự lập của bản thân bằng cách:
+ Chủ động tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhà trường, từ cuộcsống; có ý thức rèn luyện những phẩm chất tốt cho bản thân.
+ Chủ đông sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thị Thanh Xuan
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)