ôn tập truyện Kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: ôn tập truyện Kiều thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN 9 – ÔN TẠP TRUYỆN KIỀU
DU
Đê: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du và giá trị tác phẩm “truyện Kiều”.
Gợi ý bài làm:
Nội dung cụ thể

I- Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du (thiên tài văn học-“thi sĩ của các thi sĩ”
-Giới thiệu truyện Kiều (tác phẩm lớn của Nguyễn Du, đỉnh cao của nghệ thuật thi ca tiếng Việt).
II-Thân bài :
a/ Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
-Thân thế: sinh mất, bút hiệu, quê quán, gia đình



-Thời đại: đầy biến động





-Về cảnh đời :+Năng khiếu văn học bâm sinh
+Trải qua mười năm gió bụi => có vốn sống phong phú.
-Sự nghiệp văn chương : thơ chữ Hán, chữ Nôm.






b/ Thuyết minh về giá trị của truyện Kiều:
-Nguồn gốc.

-Giá trị :
+Nội dung: hiện thực, nhân đạo.








+Nghệ thuật?






III- Kết bài :
Phát biểu chung về tác giả, tác phẩm.
I- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam “thi sĩ của các nhà thi sĩ”. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm lớn nhất của ông, là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thơ ca tiếng Việt.




II-
a/ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
-Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Lam hết nước , họ này hết quan.
Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu hế kỷ XIX . Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật : chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796). “Ông trải qua mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Ông được làm chánh sứ sang Trung Quốc (1913-1914). Năm 1820, ông được cử làm chánh sứ lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi, ông đã mất.
Năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống vô cùng phong phú, kết hợp với trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm:
Về chữ Hán có 3 tập thơ : Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập.
Về chữ Nôm có Truyện Kiều, Văn chiêu hồn....
b/ Truyện Kiều:
Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) mà sáng tạo ra truyện Kiều bằng thơ lục bát dài 3254 câu, đậm đà màu sắc dân tộc.
Giá trị nội dung và nghệ thuật:
Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
Giá trị hiện thực : Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo.
Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
Về nghệ thuật :
Truyện Kiều là kết tinh hành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với tryuện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật.
III-
Nguyễn Du
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 228,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)