ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Chia sẻ bởi HUỲNH THỊ HỒNG HOA |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
LÀNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người cụ thể mang một hình hài riêng. Có thể là sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ ngoài mặt trận, có thể là công sức khai hoang, vun trồng những thửa ruộng, có thể là cái mượt mà hay hùng tráng của một ca khúc ca ngợi tình người, tình đời, v.v... Và ở đây là tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một người nông dân phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Thành công của truyện Làng chính là ở hình tượng nhân vật lão Hai với những trạng huống tâm lí, ngôn ngữ được khắc hoạ sắc sảo, chân thực và sinh động. Tuy nhiên, để nhân vật bộc lộ được tâm lí hay ngôn ngữ, trước hết, nhà văn phải xây dựng được tình huống truyện. Tính cách nhân vật chỉ được thể hiện trong một sự việc cụ thể nào đó. Hiểu lầm rồi vỡ lẽ là dạng tình huống thường được các nhà văn sử dụng. Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chưa phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.
3. Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại "khố rách áo ôm", từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán.". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em. Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con ngời khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.
4. Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...". Và "Nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trớc kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại
5. Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người cụ thể mang một hình hài riêng. Có thể là sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ ngoài mặt trận, có thể là công sức khai hoang, vun trồng những thửa ruộng, có thể là cái mượt mà hay hùng tráng của một ca khúc ca ngợi tình người, tình đời, v.v... Và ở đây là tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một người nông dân phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Thành công của truyện Làng chính là ở hình tượng nhân vật lão Hai với những trạng huống tâm lí, ngôn ngữ được khắc hoạ sắc sảo, chân thực và sinh động. Tuy nhiên, để nhân vật bộc lộ được tâm lí hay ngôn ngữ, trước hết, nhà văn phải xây dựng được tình huống truyện. Tính cách nhân vật chỉ được thể hiện trong một sự việc cụ thể nào đó. Hiểu lầm rồi vỡ lẽ là dạng tình huống thường được các nhà văn sử dụng. Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chưa phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.
3. Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại "khố rách áo ôm", từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán.". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em. Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con ngời khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.
4. Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...". Và "Nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trớc kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại
5. Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: HUỲNH THỊ HỒNG HOA
Dung lượng: 248,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)