Ôn tập thơ văn hiện đại VN
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập thơ văn hiện đại VN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VN QUA CÁC TÁC PHẨM THƠ VĂN HIỆN
Đề : Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm thơ văn hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Gợi ý:
I- Dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong chiến đấu, phụ nữ Việt Nam “Anh hùng , bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trong thơ văn , hình ảnh những người mẹ , người chị thân thương của mỗi chúng ta được mieu tả thật chân thức, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim bao thế hệ độc giả.
II- Trong mỗi gia đình Viẹt Nam, hình ảnh người bà, người mẹ, người chị...là những hình ảnh trở nên gần gũi, yêu thương nhất đối với con cháu.
+Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả.Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng. -Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
“Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
Một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. Rồi những ngày cha mẹ đi công tác xa. Rồi cháu làm cháu học với bà....:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học
(Bằng Việt- Bếp lửa)
“cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la , sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà đã thay thế vai trò của người mẹ hiền.
Sống trong những năm chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” được sự “đỡ đần” của bà con hàng xóm,hai bà cháu mới dựng lại được túp lều tranh, thế nhưng bà vẫn “vững lòng” trước mọi tai họa thử thách:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉ giúp ta hình dung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa
-Từ “bếp lửa”, đứa cháu nghĩ về “ngọn lửa”.Một hình tượng rất tráng lệ. “Bếp lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt. Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:”rồi sớm rồi chiều”, các động từ: “nhen”, “ủ sẵn” , “chứa” (chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Bà thức khuya dậy sớm “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”, bà nhóm lửa cho thơm mùi khoai sắn, và:
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
(Bằng Việt- Bếp lửa)
Ngọn lửa như một biểu tượng của tình thương vô cùng ấm áp . Hình ảnh người bà giàu yêu thương và hình ảnh ngọn lửa cứ trở đi, trở lại trong bài thơ, song mỗi lần no lại mang một ý nghĩa khác nhau.Khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nông đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn
Đề : Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm thơ văn hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Gợi ý:
I- Dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong chiến đấu, phụ nữ Việt Nam “Anh hùng , bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trong thơ văn , hình ảnh những người mẹ , người chị thân thương của mỗi chúng ta được mieu tả thật chân thức, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim bao thế hệ độc giả.
II- Trong mỗi gia đình Viẹt Nam, hình ảnh người bà, người mẹ, người chị...là những hình ảnh trở nên gần gũi, yêu thương nhất đối với con cháu.
+Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả.Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng. -Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
“Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
Một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. Rồi những ngày cha mẹ đi công tác xa. Rồi cháu làm cháu học với bà....:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học
(Bằng Việt- Bếp lửa)
“cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la , sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà đã thay thế vai trò của người mẹ hiền.
Sống trong những năm chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” được sự “đỡ đần” của bà con hàng xóm,hai bà cháu mới dựng lại được túp lều tranh, thế nhưng bà vẫn “vững lòng” trước mọi tai họa thử thách:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉ giúp ta hình dung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa
-Từ “bếp lửa”, đứa cháu nghĩ về “ngọn lửa”.Một hình tượng rất tráng lệ. “Bếp lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt. Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:”rồi sớm rồi chiều”, các động từ: “nhen”, “ủ sẵn” , “chứa” (chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Bà thức khuya dậy sớm “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”, bà nhóm lửa cho thơm mùi khoai sắn, và:
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
(Bằng Việt- Bếp lửa)
Ngọn lửa như một biểu tượng của tình thương vô cùng ấm áp . Hình ảnh người bà giàu yêu thương và hình ảnh ngọn lửa cứ trở đi, trở lại trong bài thơ, song mỗi lần no lại mang một ý nghĩa khác nhau.Khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nông đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)