ÔN TẬP THI HỌC KỲ II NV9 ( PHẦN TIẾNG VIỆT)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Nghi | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP THI HỌC KỲ II NV9 ( PHẦN TIẾNG VIỆT) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II NGỮ VĂN 9 ( Phần Tiếng Việt)
Năm học: 2014 – 2015
LÝ THUYẾT
Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,…
VD: Đối với cháu, thật là đột ngột.
Các thành phần biệt lập
Thành phần tình thái: là thành phần dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận,…)
Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm.
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô – gic)
Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)
+ Sử dung ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước ( phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dung ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ ở câu trước(phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
Nghĩa tường minh và hàm ý
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý là phần thông báo tuy không báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Điều kiện sử dụng hàm ý:
+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
BÀI TẬP
Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp [...].
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
c. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
d. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
Bài tập 2: Xác định hàm ý trong câu in đậm sau:
Tuấn hỏi Nam:
Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
Tớ thấy họ ăn mặt rất đẹp.
Bài tập 3: Nêu các thành phần biệt lập mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9, Tập 2.
Bài tập 4: Tìm thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong các câu sau:
Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Làng – Kim Lân)
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)








* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Nghi
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)