ON TAP QUANG HOC LÝ 9
Chia sẻ bởi Vũ Đức Dương |
Ngày 14/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: ON TAP QUANG HOC LÝ 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
KINH NGHIỆM GIẢI TOÁN QUANG HÌNH HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lý học là một bộ môn khoa học nó đảm bảo tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao.
Nhiệm vụ của Vật lý học là nghiên cứu, khám phá tìm ra những quy luật, định luật…nhằm phục vụ lợi ích cho con người.
Phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất của bộ môn Vật lý là phương pháp thực nghiệm. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngoài thực hành (làm thí nghiệm) Vật lý còn góp phần hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức cũ hoặc rèn luyện một số kĩ năng nào đó cho học sinh.
Đặc biệt, hiện nay Bộ giáo dục cho tổ chức thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng bằng hình thức trắc nghiệm nên ngoài việc nắm được kiếm thức cơ bản giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng chứng minh một công thức và đưa vào áp dụng với từng dạng cụ thể, đồng thời việc áp dụng một số kỹ năng về sử dụng máy tính cầm tay vào việc giải bài tập trắc nghiệm tự luận là điều rất cần thiết.
Vì vậy, tôi xin được đưa ra một vấn đề nhằm trao đổi, thảo luận với quý đồng nghiệp thông qua sáng kiến kinh nghiệm sau: “Kinh nghiệm giải toán quang hình học”. Ở đây tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm về giải bài tập ở hai loại thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Rất mong được sự góp ý chân tình của quý đồng nghiệp góp phần làm cho nội dung trên được hoàn thiện hơn.
III. NỘI DUNG SKKN:
1. Cơ sở lí luận
Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp để thừa kế và phát triển những phương pháp đó cần sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp”.
Hoạt động dạy và học là sự hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với cá thể trò, trò với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò… Sự tương tác cộng đồng - hợp tác giữa dạy và học này sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học theo hướng tích cực.
Để tiết kiệm thời gian và giúp học học nắm được những kiến thức cơ bản để áp dụng làm bài tập một cách nhanh và chính xác nhất đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách tóm lược kiến thức, đưa ra phương pháp giải bài tập sao cho đối tượng học sinh trung bình, yếu cũng có thể áp dụng được.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi
Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ như:
Máy vi tính dành cho giáo viên.
Máy chụp hình kĩ thuật số.
Đầu chiếu Projector – máy tính xách tay.
Bảng phụ, bút lông bảng.
Bảng từ ( trang bị cho tất cả các phòng học), nam châm.
Đã nối mạng Internet trong nhà trường
Máy photocoppy.
Có phòng dành riêng cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
Có phòng thí nghiệm Lý- Hóa – Sinh
Có điều kiện tham khảo một số chuyên đề của nhiều thầy cô có kinh nghiệm trong trường.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cũng đã cung cấp nhiều thông tin rất bổ ích cho đề tài.
Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường.
2.2. Khó khăn
Hệ thống kiến thức liên quan đến môn hình học gây khó khăn cho giáo viên bộ môn vật lý.
Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn vật lý chủ yếu bằng tiếng Anh nên phần nào ảnh hưởng đến khả năng tìm tòi, ứng dụng hiệu quả các phần mền trợ giảng.
3. Biện pháp
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
Phải tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên của bài học, của chương từ đó tìm ra kiến thức căn bản.
Phải tận tâm đầu tư nghiên cứu bài giảng thật kĩ.
Tích cực dự giờ đồng nghiệp trong cùng bộ môn và các môn học khác để từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hình thành ý tưởng mới, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
Thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với với điều kiện thực tế của nhà trường như trang thiết bị đồ dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Đức Dương
Dung lượng: 563,50KB|
Lượt tài: 26
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)