Ôn tập Ngữ văn 9 tổng hợp

Chia sẻ bởi Vương Thị Ngát | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 9 tổng hợp thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 11

Phần I ( 3đ )
Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :
1. Xuất xứ sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều ?
2. Chép lại chính xác bốn câu thơ tả cảnh, bốn câu thơ tả người trong các đoạn trích từ Truyện Kiều ( sách Ngữ văn 9 ) mà em cho là hay nhất.
Phần II ( 7 đ)
Bằng hiểu biết về Núi với con của Y Phương, em hóy:
1. Viết tiếp 6 câu thơ vào câu sau : Một bước chạm tiếng nói
2. Cho biết nghệ thuật và nội dung chính của đoạn
3. Phân tích đoạn bằng 10 câu văn ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm ).

Gợi ý :

Phần I ( 3đ )
Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :
1. Xuất xứ, sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều :
* Xuất xứ của tác phẩm
- Truyện Kiều của Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ).
* Sáng tạo của Nguyễn Du để làm nên kiệt tác Truyện Kiều là rất lớn :
- Cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện là tự sự Nguyễn Du đã chuyển sang kể chuyện bằng thơ lục bát
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
+ Khắc hoạ tính các nhân vật điển hình bất hủ có sức sống lâu bền và đã trở thành biểu tượng cho một số loại người trong xã hội như Sở Khanh, Tú Bà , Mã Giám Sinh...
+ Diễn tả nội tâm nhân vật : tâm trạng buòn nhớ, cô đơn , lo sợ cho tương lai của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Miêu tả thiên nhiên ( tả cảnh ngụ tình )...: ở Cảnh ngày xuân; bức tranh tả cảnh ngụ tình ở cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2. Chép lại chính xác bốn câu thơ tả cảnh, bốn câu thơ tả người trong các đoạn trích từ Truyện Kiều ( sách Ngữ văn 9 ) mà em cho là hay nhất.
- Đoạn đầu trong Cảnh ngày xuân;
- Đoạn tả chân dung Mã Giám Sinh.
Phần II ( 7 đ)
Bằng hiểu biết về Nói với con của Y Phương, em hãy:
1. Viết tiếp 6 câu thơ vào câu sau :
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nàh ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
2. Nghệ thuật và nội dung chính của đoạn :
* Nội dung chính của đoạn : Tình thương yêu của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con
- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương
* Nghệ thuật :
- Cách diễn tả độc đáo, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi
- Giọng điệu tha thiết trìu mến thể hiện qua các câu cảm thán ( yêu lắm con ới ! ; thương lám con ơi ),
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể có tính khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ.
3. Phân tích đoạn thơ trong 1 đoạn văn dài 10 câu ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm ).
* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :
- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc
- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn
- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : thành phần phụ chú, 1 câu cảm
* Các bước tiến hành
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu
+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Tình thương yêu của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con
+ Các ý cần có :
• Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Tác đã giả gợi ra không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt ngập tràn tình yêu thương và âm thanh tiếng nói cười của con thơ. Từng bước đi, từng tiếng nói của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.
• Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua những hình đẹp với các thao tác lao động “đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát ”. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che trở, đã nuôi dưỡng con người về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Thị Ngát
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)