ôn tập ngữ văn 9 theo chuyên đề .

Chia sẻ bởi Nguyễn Huệ | Ngày 09/05/2019 | 283

Chia sẻ tài liệu: ôn tập ngữ văn 9 theo chuyên đề . thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 THEO CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề do phòng giáo dục và đào tạo huyện Tứ Kì thiết kế , biên soạn . Mong quý thày cô tải về tham khảo và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh và gửi lại trên Violet !


Chuyên đề 1: NGHỊ LUẬN TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
2. Truyện Kiều (Nguyễn Du)
+ Chị em Thúy Kiều
+ Cảnh ngày xuân
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích
3. Đoạn trích “Hồi thứ mười bốn”- Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
4. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”-Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)


Chuyên đề 1: NGHỊ LUẬN TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I-Ôn tập nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
1. Khái niệm
- Nghị luận về t/p truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, chủ đề hay nghệ thuật của một t/p cụ thể.
2. Yêu cầu
- Về nội dung: Nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nv và nghệ thuật trong t/p...
- Về hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm...
3. Bố cục: 3 phần
a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh viết truyện...
- Nêu khái quát vấn đề nghị luận (chủ đề, nhân vật...)
b. Thân bài
- Trình bày các luận điểm chính về nội dung (Phân tích, chứng minh...)
+ Luận điểm 1.........................................................................................
+ Luận điểm 2.........................................................................................
- Trình bày luận điểm về nghệ thuật.
c. Kết bài: - Khái quát giá trị của tác phẩm...
- Cảm xúc, suy nghĩ của người viết...
II-Văn bản


Chuyên đề 1: NGHỊ LUẬN TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
-Nguyễn Dữ -
I-Tìm hiểu chung
1. Tác giả: + Nguyễn Dữ..............................................................................
+ Tập “Truyền kì mạn lục”...........................................................
2. Tác phẩm
a. Giá trị nội dung: Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
b. Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng yếu tố kì ảo, kết hợp tự sự với trữ tình...
II-Phân tích
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dữ, tập “Truyền kì mạn lục”, tác phẩm “Chuyện... Nam Xương”...
- Khái quát vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương...


II-Phân tích
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Mở bài
b. Thân bài
*Lđ 1. Vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
+ Lời giới thiệu ngắn gọn: tên Vũ Thị Thiết, quê Nam Xương, tính thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp...
- Với chồng, nàng là người vợ giàu tình yêu thương, thủy chung son sắt.
+ Khi mới lấy chồng: TS đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, vợ chồng không thất hòa...
 Nàng là người vợ biết cư xử đúng mực, khéo léo, tế nhị, trọn vẹn nghĩa tình...
+ Khi tiễn chồng: Rót chén rượu đầy, lời đưa tiễn “Chàng đi....yên”, gửi gắm nỗi lòng mình qua h/ả thiên nhiên: nhìn trăng soi thành cũ..., liễu rủ bãi hoang...
 Ân tình, đằm thắm, không ham danh hoa phú quý, không màng danh lợi. Vũ Nương luôn đặt hạnh phúc gia đình êm ấm lên tất cả...
+ Khi xa chồng: Nỗi nhớ kéo dài theo năm tháng qua h/a thiên nhiên: bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi...; ba năm giữ gìn một tiết, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót...
 Nàng là người vợ coi trọng danh dự, nhân phẩm, hết mực yêu thương, tấm lòng thủy chung...




- Vũ Nương là nàng dâu đảm đang, hiếu thảo:
+ Khi chồng đi xa: Vũ Nương ở nhà vừa sinh con vừa chăm sóc mẹ chồng.
Mẹ ốm: Lo thuốc thang, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn...
Mẹ mất: Thương xót, lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình...
 Cử chỉ, việc làm của Vũ Nương thể hiện nhân cách cao đẹp của đạo làm con: hiếu nghĩa, ân tình, chu đáo, trọn vẹn nghĩa tình...
- Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng vị tha:
+ Ở dưới thủy cung, nàng vẫn nhớ về quê hương, gia đình.
+ TS lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về “Đa tạ....nữa” Bao dung độ lượng...
 Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ VN sống trong XHPK
*Lđ 2. Số phận bi kịch của Vũ Nương
- Nguyên nhân:
+ Gián tiếp: Cuộc hôn nhân không bình đẳng. Tình huống bất ngờ: câu nói ngây thơ của bé Đản...
+ Trực tiếp: Tính cách đa nghi, hay ghen, cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh một mực nghi oan cho Vũ Nương.
- Tâm trạng của Vũ Nương:
+ Lời thoại 1: Thiếp vốn con kẻ khó...Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết...ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót...
Tâm trạng đau khổ, khẳng định tấm lòng trong trắng, thủy chung son sắt...


+ Lời thoại 2: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió...
Câu văn biễn ngẫu đã khắc họa rõ nét tâm trạng đau khổ, thất vọng, hạnh phúc gia đình tan vỡ...
+ Lời thoại 3: Lời than, lời nguyền trước khi tự vẫn “Kẻ bạc mệnh này...phỉ nhổ”.
 Ai oán, xót thương thấm đẫm nước mắt. Đây là cái chết bi thảm nhất, thương tâm nhất. Cái chết đã làm nổi bật số phận oan nghiệt của người phụ nữ sống trong XHPK.
+ Ý nghĩa: Tố cáo XHPK bất công chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, làm nổi bật bi kịch của tác phẩm, bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước số phận bi kịch...
*Lđ 3. Thành công về mặt nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, kịch tính... tăng tính hấp dẫn...
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua những lời đối thoại, độc thoại ai oán đã góp phần khắc họa rõ nét tâm trạng buồn rầu, đau khổ, tuyệt vọng của Vũ Nương.
- Sử dụng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện thêm phần li kì hấp dẫn đồng thời hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương...
c. Kết bài
- Khái quát giá trị của tác phẩm (nhân vật, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo...)
- Cảm xúc, suy nghĩ của người viết...


III-Luyện đề
1. Câu hỏi đọc - hiểu
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến sông Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp có đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”
a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Lời thoại của nhân vật trong đoạn văn là ai? Cho biết kiểu ngôn ngữ của nhân vật được sử dụng?
c) Lời thoại của nhân vật thể hiện rõ điều gì?


*Gợi ý:
Đoạn văn trích từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả là Nguyễn Dữ.
b) Lời thoại của nhân vật trong đoạn văn là Vũ Nương (Vũ Thị Thiết). Kiểu ngôn ngữ của nhân vật được sử dụng: ngôn ngữ độc thoại.
c) Lời thoại của nhân vật thể hiện rõ: + Tâm trạng đau khổ, thất vọng đến tột cùng...
+ Khẳng định sự trong trắng, tấm lòng thủy chung...


II- Luyện đề
1. Câu hỏi đọc-hiểu
2. Đề văn
Đề 1. Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”-Nguyễn Dữ.
Đề 2. Vẻ đẹp và số phận của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”-Nguyễn Dữ.


Chuyên đề 2: NGHỊ LUẬN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

I-Thơ hiện đại Việt Nam học kỳ 1:
1. Đồng chí (Chính Hữu)
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
3. Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận)
4. Bếp lửa (Bằng Việt)
5. Ánh trăng (Nguyễn Duy)
6. Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
II-Thơ hiện đại Việ Nam học kỳ 2:
1. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
2. Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
3. Sang thu (Hữu Thỉnh)
4. Nói với con (Y Phương)
5. Hướng dẫn đọc thêm: Con cò (Chế Lan Viên)


Chuyên đề 2: NGHỊ LUẬN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
I-Ôn tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Khái niệm
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2. Yêu cầu
- Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, h/ả, giọng điệu, phép tu từ...Bài văn nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể...
- Về hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
3. Bố cục: 3 phần
a) Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác (vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm) - Khái quát giá trị của bài thơ (đoạn thơ).
b) Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Luận điểm 1................................
- Luận điểm 2...............................
c) Kết bài: - Khái quát giá tri, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Cảm xúc, suy nghĩ của người viết.
II-Văn bản


Chuyên đề 2: NGHỊ LUẬN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
-Thanh Hải-
I-Tìm hiểu chung
1. Tác giả: + Thanh Hải...........................................................................................
+ Phong cách thơ...................................................................................
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết năm 1980, không bao lâu sau nhà thơ qua đời.
b) Giá trị của bài thơ:
- Giá trị nội dung: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều h/ả đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.


Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
-Thanh Hải-
II-Phân tích
1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời (Khổ 1):
- Bốn câu đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế:
Mọc.............trời
+ Hình ảnh: dòng sông xanh, hoa tím biếc hình ảnh đặc trưng, chọn lọc biểu tượng của xứ Huế thơ mộng.
+ Từ ngữ gợi tả đường nét “mọc”, gợi tả màu sắc “xanh, tím, biếc’...
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện “vang trời”: náo nức, tưng bừng...
+ Nghệ thuật nhân hóa “ơi”, “hót chi mà”: thiết tha, trìu mến...
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân thơ mộng, tươi đẹp, giàu sức sống, rộn rã, tưng bừng...
- Hai câu sau: Cảm xúc say sưa của nhà thơ:
Từng....hứng
+ Sáng tạo h/ả “giọt long lanh rơi”: giọt mưa, giọt sương, giọt mùa xuân, giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện...
 Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cử chỉ “hứng”: niềm say sưa ngây ngất của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết.


b) Cảm xúc trước mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng (khổ 2,3):
*Khổ 2. Sức sống tươi trẻ của mùa xuân đất nước:
- Bốn câu đầu: Mùa xuân.....mạ
+ H/ả: người cầm súng và người ra đồng tượng trưng cho hai nhiệm vụ quan trọng của đất nước là lao động sản xuất và chiến đấu chống quân thù, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ “lộc”: sinh sôi nảy nở, sức sống dồi dào, tươi mới của đất nước.  Họ là những con người gieo lộc xuân làm nên mx đất nước, mx cách mạng.
- Hai câu sau: Tất cả...xao
+ Điệp ngữ “tất cả như”, từ láy “hối hả, xôn xao”, nhịp thơ nhanh: Khí thế khẩn trương, hối hả, tưng bừng, niềm vui phơi phới của con người của nhà thơ khi bước vào mx...
*Khổ 3. Suy ngẫm của nhà thơ về mùa xuân đất nước:
Đất......trước
+ Nghệ thuật nhân hóa: đất nước “vất vả, gian lao”, “cứ đi lên”; so sánh “như vì sao”.
Khẳng định sự trường tồn, ca ngợi sức sống dẻo dai, kiên cường, hiên ngang bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đằng sau lời ngợi ca là niềm tin, niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của nhà thơ vào đất nước mình.


3. Lời ước nguyện của nhà thơ (Khổ 4,5):
* Khổ 4: Ta làm................xuyến
+ Lời ước nguyện được gửi gắm trong những h/ả thiên nhiên đẹp, giản dị: con chim, cành hoa, nốt trầm...
+ Đại từ “ta”: khát vọng hòa nhập, dâng hiến cái “tôi” hòa vào cái “ta” chung rộng lớn.
+ Nghệ thuật ẩn dụ “con chim, cành hoa”, điệp ngữ “ta-ta làm”, giọng thơ dồn dập, tha thiết...
Lời ước nguyện chân thành, giản dị, khiêm nhường nhưng thiêng liêng cao đẹp. Ước nguyện cống hiến như một lẽ tự nhiên...xin góp vào mùa xuân chung rộng lớn.
*Khổ 5: Một .......bạc
+ Sáng tạo h/ả ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: mùa xuân riêng của mỗi con người nhưng là những gì tươi đẹp nhất, trong sáng nhất xin góp vào mx chung rộng lớn của đất nước.
+ Động từ “dâng”: thái độ nâng niu trân trọng, lòng thành kính đặc biệt dâng hiến một cách âm thầm lặng lẽ không phô trương, không ai biết.
+ Điệp ngữ “dù là”, hoán dụ “tuổi hai mươi”, “tóc bạc”: Nguyện ước cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho quê hương, đất nước.
Thanh Hài là người sống có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với đất nước với cuộc đời. Lời ước nguyện của nhà thơ có ý nghĩa nhắc nhở mỗi người sống phải biết cống hiến một phần nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước.


4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp (Khổ 6)
III-Luyện đề
1. Câu hỏi đọc-hiểu
Câu 1. Cho khổ thơ sau: Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
c) Khổ thơ sử dụng những phép tu từ nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của những phép tu từ đó.
2. Đề văn
Đề 1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và lời ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ.
Đề 2. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
..........................................
Cứ đi lên phía trước.


Đề 2. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh
..........................................
Cứ đi lên phía trước.
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
2. Dàn bài
a. Mở bài: - Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải, tên bài thơ, h/c sáng tác, vị trí của đoạn thơ...
- Khái quát giá trị của đoạn thơ:
b. Thân bài
- Lđ 1. Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp (Khổ1):
+ Bốn câu đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi đẹp.
+ Hai câu sau: Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ.
- Lđ 2. Từ mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình trước mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng (Khổ 2,3):
+ Khổ 2: Sức sống tươi trẻ của mùa xuân đất nước.
+ Khổ 3: Suy ngẫm của nhà thơ về đất nước.
c. Kết bài: - Khái quát giá trị của đoạn thơ (Nghệ thuật, nội dung)...
- Cảm xúc, suy nghĩ của người viết.



Chuyên đề 3: NGHỊ LUẬN TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
I-Tác phẩm truyện (đoạn trích) học kỳ 1:
1. Làng (Kim Lân)
2. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
3. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
II-Tác phẩm truyện (đoạn trích) học kỳ 2:
1. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
2. Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê (Nguyễn Minh Châu)


Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa
-Nguyễn Thành Long-
I-Tìm hiểu chung
1. Tác giả: + Nguyễn Thành Long...................................................................
+ Phong cách văn xuôi...................................................................
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh viết tác phẩm:
b. Giá trị của tác phẩm:
- Giá trị nội dung, ý nghĩa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc học thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Giá trị nghệ thuật: Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
II-Phân tích


1. Nhân vật anh thanh niên
a. Hoàn cảnh sống và nơi làm việc của anh thanh niên:
+ Anh thanh niên xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe: Anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
+Nơi sống và làm việc: Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm suốt tháng, anh chỉ làm bạn với cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Anh là người cô độc nhất thế gian.
Cách giới thiệu ấn tượng, độc đáo làm nổi bật hoàn cảnh sống vô cùng cô đơn, buồn tẻ, gian khổ, khắc nghiệt...
b. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:
- Trước hết anh thanh niên là người yêu nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc lắm gian khổ của mình.
+ Công việc hàng ngày: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết trước hằng ngày...
Công việc gian khổ, vất vả đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác...
+ Gian khổ nhất vào lúc 1 giờ sáng: Gió rét, mưa tuyết, gió ào xô tới, gió chặt ra từng khúc...
Lời kể tỉ mỉ, tự nhiên: Anh là người yêu nghề, làm việc thầm lặng, say sưa miệt mài bất chấp khó khăn gian khổ...
+ Suy nghĩ về công việc: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi. Công việc của cháu...mất.
Anh coi công việc là người bạn, là niềm vui.
Mình vì ai mà làm việc Anh biết xác định đúng mục đích của công việc mình làm.



 Lời tâm sự chân thành chứng tỏ anh là người yêu nghề, sẵn sàng hi sinh thầm lặng tuổi thanh xuân của mình để làm việc, cống hiến cho đất nước...
- Trong cuộc sống, anh là người sống giản dị, lạc quan, yêu đời.
+ Ngôi nhà nơi anh ởcó ba gian sạch sẽ nhưng phần lớn để đồ đạc phục vụ cho công việc. Cuộc đời anh chỉ thu gọn trong một góc trái gian: một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.
+ Anh thích trồng hoa, nuôi gà đặc biệt là say mê đọc sách. Sách trở thành người bạn tâm tình giúp anh vơi đi nỗi cô đơn buồn tẻ  tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời.
Trong c/s, anh là người biết tổ chức sắp xếp c/s thật ngăn nắp, chủ động, giản dị. Anh sống một cuộc đời bình dị như biết bao con người lao động bình thường khác.
- Đối với mọi người:
+ Anh là người có tấm lòng hiếu khách, cởi mở, chân thành: mong được gặp người để trò chuyện, hồ hởi mời hai vị khách lên thăm nhà uống nước chè, trò chuyện một cách tự nhiên...
+ Người thanh niên ấy luôn ân cần, chu đáo, quan tâm đến mọi người: gửi gói tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái, gửi trứng cho ba người ăn trưa.
+ Anh thanh niên là người rất mực khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến làm đẹp cho đời: Từ chối khi ông họa sĩ vẽ bức chân dung. Anh hồ hởi giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn...
 Anh thanh niên là biểu tượng sáng ngời cho những con người lao động mới yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, sẵn sàng hi sinh thầm lặng tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho đất nước...


c. Thành công về mặt nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện hợp lí xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên với hai vị khách. Tuy giây phút gặp gỡ ngắn ngủi nhưng cũng đủ để hai vị khách ghi lại bức chân dung kí họa về nhân vật chính-anh thanh niên.
- Cách kể chuyện tự nhiên, chân thực có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ về con người, về cuộc sống nhất là nét đẹp đáng mến của anh thanh niên...
2. Các nhân vật khác
a. nhân vật xuất hiện trực tiếp:
- Ông họa sĩ:
- Cô kĩ sư:
- Bác lái xe:
d. Nhân vật xuất hiện gián tiếp: Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét.
 Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động miệt mài, thầm lặng...


III- Luyện đề
1. Câu hỏi đọc-hiểu
Câu 1. Cho đoạn văn:
...Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay những ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...
a) Cho biết tên tác giả và tác phẩm có đoạn văn trên.
b) Đây là lời thoại của nhân vật nào? Nhân vật đó tâm sự với ai?
c) Công việc có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật có lời thoại trên? Phẩm chất của nhân vật được biểu hiện trong đoạn văn.
*Đáp án:
a) -Tác giả: Nguyễn Thành Long.
- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa
b) – Đoạn văn trên là lời thoại của nhân vật anh thanh niên. Anh thanh niên tâm sự với ông họa sĩ.
c) – Đối với anh thanh niên, công việc có ý nghĩa như là người bạn, là niềm vui của cuộc sống. - Phẩm chất của nhân vật: Lòng yêu nghề (hoặc yêu công việc, yêu lao động) và sự hi sinh thầm lặng.



2. Đề văn
Đề 1.
Có ý kiến cho rằng: “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.”
Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Đề 2.
Nhân vật anh thanh niên trong trích đoạn truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật anh thanh niên.


2. Dàn ý
a) Mở bài: - Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thành Long, tên tác phẩm, hoàn cảnh viết truyện.
- Khái quát chủ đề, nhân vật anh thanh niên...
b) Thân bài
*Lđ 1. Anh thanh niên sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.
-...............................................................................................................
*Lđ 2. Anh thanh niên để lại trong lòng người đọc nhiều vẻ đẹp thật đáng khâm phục.
- Anh thanh niên là người yêu nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao...
+..................................................................................................................
- Trong cuộc sống, anh là người sống một cuộc đời giản dị, lạc quan, yêu đời.
+..........................................................................................................................
- Đối với mọi người: + Anh là người cởi mở, hiếu khách...
+ Quan tâm, ân cần, chu đáo...
+Tấm lòng khiêm tốn....
*Lđ 3. Thành công về nghệ thuật
c. Kết bài: - Khái quát giá trị của tác phẩm...
- Cảm xúc, suy nghĩ của người viết


Chuyên đề 4: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I- Ôn tập lí thuyết
1. Khái niệm: Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,...của con người.
2. Bố cục: 3 phần
a. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần bàn luận.
- Trích dẫn (tục ngữ, ca dao, câu nói...)
b. Thân bài
- Lđ 1. Giải thích nội dung, ý nghĩa: Nghĩa đen, nghĩa bóng, từ ngữ, hình ảnh...
Chốt nội dung cả câu.
- Lđ 2. Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: Vì sao? Tại sao?
- Lđ 3. Bàn bạc, mở rộng:
+ Vấn đề đúng, sai, hạn chế...
+ Phê phán biểu hiện sai...
- Lđ 4. Bài học nhận thức và hành động:
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề...




II-Luyện đề
1. Lòng biết ơn
Đề 1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đề 2. Uống nước nhớ nguồn
Đề 3. Lòng biết ơn thầy cô giáo.
2. Tình yêu thương
Đề 1. Thương người như thể thương thân.
Đề 2. Lá lành đùm lá rách
Đề 3. Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
3. Tình cảm gia đình
Đề 1. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đề 2. Tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
Đề 3. Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.


4. Phẩm chất ý chí
Đề 1. Có chí thì nên.
Đề 2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Đề 3. Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Đề 4. Thất bại là mẹ thành công.
5. Học
Đề 1. Tinh thần tự học
Đề 2. Học, học nữa, học mãi.
Đề 3. Tiên học lễ, hậu học văn.
6. Sách
Đề 1. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Đề 2. Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.


7. Phẩm chất đức tính, thói xấu
Đề 1. Bàn về đức tính trung thực.
Đề 2. Lòng tự trọng.
Đề 3. Sự tự tin.
Đề 4. Tính tự lập
Đề 5. Sự giả dối
8. Các nhóm khác


Đề văn:
Bàn về vai trò của sách, nhà văn M.Gorki cho rằng:
Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: Vai trò, tầm quan trọng của sách.
2. Dàn ý
a. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề...
- Trích dẫn câu nói “Sách....mới”
b. Thân bài
- Lđ 1. Giải thích nội dung, ý nghĩa:
+ “Sách” là nơi ghi chép, lưu truyền kho tàng tri thức phong phú vô tận của nhân loại...
+ “Chân trời mới”: vùng đất mới lạ chưa khám phá, tràn đầy ánh sáng...
Nghĩa ẩn dụ: Nguồn tri thức mới lạ bổ ích, lí thú...
 Ý cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của sách từ đó nhắc nhở con người phải tích cực đọc sách.


- Lđ 2. Phân tích, chứng minh tính đúng đắn:
+ Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. Vậy vì sao?
Sách giúp con người tìm hiểu, khám phá nguồn tri thức mới lạ. Nhờ có sách con người mới hiểu biết mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội...Tri thức, sự hiểu biết chính là chìa khóa vạn năng giúp ta mở cách cửa bước vào tương lai tươi sáng.
Đọc sách con người sẽ tiếp thu những thành tựu mới, kinh nghiệm mới vì thế con người sẽ luôn thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Sách giúp ta vượt qua mọi hoàn cảnh của không gian và thời gian hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai (Dẫn chứng....)
Sách giúp con người hiểu điều hay lẽ phải, cách ứng nhân xử thế. Sách giúp con người hoàn thiện nhân cách.
Sách là người bạn tâm tình giúp ta thư giãn sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng (Dẫn chứng...)
Nếu không có sách...con người kém hiểu biết.
+ Chứng minh.....
- Lđ 3. Bàn bạc, mở rộng:
+ Câu nói của nhà văn giúp con người nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của sách, biết cách chọn sách...
+ Phê phán biểu hiện sai trong việc chọn sách và đọc sách.



- Lđ 4. Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của sách.
+ Biết chọn sách để đọc, có phương pháp đọc hiệu quả.
+ Đọc sách có mục đích, có kế hoạch...
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề...
3. Viết văn


B- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
I- Ôn tập lí thuyết
1. Khái niệm: Bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
2. Bố cục: 3 phần
a) Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
b) Thân bài:
- Lđ 1. Giải thích (từ ngữ, vế câu... )  chốt lại vấn đề.
- Lđ 2. Nêu biểu hiện, thực trạng vấn đề:
+ Sự việc, hiện tượng diễn ra như thế nào...?
- Lđ 3. Phân tích nguyên nhân
+ Chủ quan, khách quan...
- Lđ 4. Phân tích tác hại, hậu quả - ích lợi, tác dụng:
- Lđ 5. Biện pháp
+ Nhận thức được gì? Làm gì?
c) Kết bài: Kết luận, khẳng định lại vấn đề


II-Luyện đề
1. Sự việc, hiện tượng đáng khen:
Đề 1. Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2. Trung thực trong học tập.
2. Sự việc, hiện tượng đáng chê, đáng suy nghĩ:
Đề 1. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 2. Hiện nay một số học sinh học qua loa, đối phó không học thật sự.
Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Đề 3. Suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác bừa bãi.


Đề 2. Hiện nay một số học sinh học qua loa, đối phó không học thật sự. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
1. Tìm hiều đề
- Vấn đề nghị luận: Hiện tượng học qua loa, đối phó.
2. Dàn ý
a) Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề: Học qua, loa đối phó....
b) Thân bài
- Lđ 1. Giải thích:
+ ”Học qua loa, đối phó” là lối học hời hợt, học không đến nơi đến chốn, học chống đối, học không toàn diện...
Không lấy việc học làm mục đích, cốt đối phó với yêu cầu của kiểm tra, thi cử...
+ Đây là hiện tượng diễn ra phổ biến cần phê phán...
- Lđ 2. Biểu hiện:
+ Học tập thiếu tập trung, thiếu suy nghĩ, không tự giác học và làm bài...
+Trong học tập thường phụ thuộc vào tài liệu, sách vở, gian lận trong kiểm tra....
- Lđ 3. Nguyên nhân:
+ Không xác định đúng mục đích, ý nghĩa của việc học.
+ Do lười biếng, thói ỷ lại, thiếu tự giác...
+ Do mải chơi, đua đòi...

- Lđ 4. Phân tích hậu quả:
+ Không nắm được kiến thức trọng tâm cơ bản...
+ Lỗ hỏng kiến thức ngày càng lớn...
+ Học tập giảm sút dẫn đến chản nản, bỏ học...
+ Hình thành một số thói quen xấu như lười biếng, gian lận, thiếu tự giác...
+ Lãng phí thời gian, làm mất lòng tin của mọi người...
- Lđ 5. Biện pháp, lời khuyên:
+ Xác định đúng mục đích, ý nghĩa của việc học.
+ Trong học tập phải học một cách toàn diện, tích cực, chủ động, tự giác...
+ Có phương pháp học tập khoa học, tinh thần vượt khó trong học tập.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề...

3. Viết bài


VÒNG 2: LUYỆN ĐỀ


Câu 1. (2,0 điểm)
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
Ngữ văn 9, tập 2
a) Hai câu thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Năm sáng tác.
b) Những phép tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ?
c) Cho biết ý nghĩa của hình ảnh “vầng trăng” trong câu thơ.

Câu 2. (3,0 điểm)
Bàn về đức tính khiêm nhường.

Câu 3. (5,0 điểm)
Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong trích đoạn truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)