Ôn tập Ngữ văn 6, kì 1
Chia sẻ bởi Phan Xuan |
Ngày 11/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 6, kì 1 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP NGỮ VĂN 6
A. PHẦN VĂN
I. Truyền thuyết:
1. Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với cácsự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật chính:
TT
Tên truyền thuyết
Nội dung ý nghĩa
Nghệ thuật
1
Con Rồng cháu Tiên
Truyện Con Rồng cháu Tiên nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng…)
2
Bánh chưng, bánh giầy
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua)
3
Thánh Gióng
Truyện thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Hình tượng Thánh Gióng mang nhiều màu sắc thần kì (như sự ra đời và lớn lên của Gióng, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …)
4
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Tuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ)
5
Sự tích Hồ Gươm
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo vào đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần)
II. Truyên cổ tích:
1. Truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật, …Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
2. Nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật chính:
TT
Tên truyện
Nội dung
Nghệ thuật
1
Thạch Sanh
Truyện Thạch Sanh kể về người dũng sĩ giết chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa ( như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần, …)
2
Em bé thông minh
Truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm, …), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
Truyện có nhiều chi tiết tiêu biểu của truyện dân gian: nhân vật chính trải qua nhiều thử thách, vượt những thách đố oái oăm, sau được trọng dụng.
3
Cây bút thần
Cây bút thần (Trung Quốc) là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ, thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật
A. PHẦN VĂN
I. Truyền thuyết:
1. Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với cácsự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật chính:
TT
Tên truyền thuyết
Nội dung ý nghĩa
Nghệ thuật
1
Con Rồng cháu Tiên
Truyện Con Rồng cháu Tiên nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng…)
2
Bánh chưng, bánh giầy
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua)
3
Thánh Gióng
Truyện thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Hình tượng Thánh Gióng mang nhiều màu sắc thần kì (như sự ra đời và lớn lên của Gióng, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …)
4
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Tuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ)
5
Sự tích Hồ Gươm
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo vào đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần)
II. Truyên cổ tích:
1. Truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật, …Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
2. Nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật chính:
TT
Tên truyện
Nội dung
Nghệ thuật
1
Thạch Sanh
Truyện Thạch Sanh kể về người dũng sĩ giết chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa ( như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần, …)
2
Em bé thông minh
Truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm, …), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
Truyện có nhiều chi tiết tiêu biểu của truyện dân gian: nhân vật chính trải qua nhiều thử thách, vượt những thách đố oái oăm, sau được trọng dụng.
3
Cây bút thần
Cây bút thần (Trung Quốc) là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ, thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Xuan
Dung lượng: 77,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)