Ôn tập Lý 9_HKI

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Lý 9_HKI thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I./ Lý thuyết : Từ bài 1 đến bài 32.
* Chú ý :
- Định luật Ôm ; Jun – Lenxơ.
- Chứng minh các công thức trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song :
 ;  ;  ;  ; ...
- Điện trở suất. Ý nghĩa ?
- Điện trở dây dẫn, công, công suất là gì ? Công thức ?
- Quy tắc nắm tay phải , bàn tay trái.
II./ Bài tập :
Bài 1: Hai điện trở R1 = 20và R2 = 30 mắc song song giữa hai điểm có hiệu điện thế không đổi, cường độ dòng điện trong mạch chính là 2A.
a./ Tính Rtđ và HĐT hai đầu đoạn mạch.
b./ Tính CĐDĐ qua mỗi điện trở.
c./ Nếu mắc song song thêm một điện trở R3 nữa thì CĐDĐ mạch chính bây giờ là 5A. Vẽ sơ đồ mạch điện và tính R3.
d./ Tính công suất của cả mạch.
Bài 2 : Cho mạch điện như hình vẽ. Biết HĐT giữa hai đầu mạch luôn không đổi.
Cho R1= 20, R2= 30, R3= 18.
a./ Cho cđdđ qua R3 là 0,8A. Tính hđt giữa hai đầu đoạn mạch. ( không được tính I1 và I 2)
b./ Tính cđdđ qua R1 và R2.
c./ Thay R1 bằng Rx sao cho cđdđ qua mạch là 1A. Tính Rx.
Bài 3 : Cho mạch điện như hình vẽ , UAB = 50V, R1 = 30.
a./ Khi K mở, A1 chỉ 1A. Tính R2.
b./ Khi K đóng, A1 chỉ 1,2A. Tính :
- HĐT hai đầu R1 và R2.
- Số chỉ của A2 và giá trị R3.
Bài 4 : Cho mạch điện như hình vẽ : R2= 18Ω ; R3= 6Ω ; Hiệu điện thế không đổi UAB= 18V.





Bài 5 : Một bóng đèn có ghi 12V – 6W ; mắc vào nguồn điện có UAB = 20V.
Phải mắc thêm một biến trở như thế nào để đèn sáng bình thường? Vẽ sơ đồ mạch điện. Tìm giá trị của biến trở.
Biến trở trên có điện trở lớn nhất là 20Ω bằng dây Nikelin có điện trở suất 4.10-7Ωm và tiết diện là 0,05mm2. Tính chiều dài dây dẫn.
Di chuyển con chạy của biến trở về phía bên trái, phía phải thì cường độ sáng của đèn như thế nào?
Bài 6 : Cho 2 bóng đèn Đ1 (110V- 22W) ; Đ2 (110V- 55W).
Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của hai đèn.
Mắc nối tiếp hai đèn vào U = 110V, so sánh độ sáng của hai đèn.
Mắc song song hai đèn vào U = 110V, so sánh độ sáng của hai đèn. Nếu thắp sáng hai đèn trên một ngày 6h, tính điện năng tiêu thụ trong một tháng 30 ngày và số tiền phải trả là bao nhiêu ? Cho 1kWh giá 1000 đồng.
Mắc nối tiếp hai đèn vào U = 220V, hai đèn hoạt động như thế nào? Muốn cả hai đèn hoạt động bình thường thì phải mắc thêm một biến trở như thế nào ? Vẽ sơ đồ mạch điện và tính giá trị biến trở khi đó.
Bài 7 : Một ấm điện có ghi 220V – 1100W được sử dụng với HĐT 220V để đun sôi 2 lít nước ở 200C. Hiệu suất của ấm là 90%.
Tính điện trở dây đốt nóng của ấm và cđdđ qua ấm khi sử dụng ở hiệu điện thế 110V.
Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
Nếu sử dụng ấm nước trên để đun sôi 4 lít nước mỗi ngày thì trong một tháng 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền. Cho 1KWh là 800 đồng.
Nếu dây đốt nóng của ấm có điện trở suất là 4.10-7 Ωm và bán kính 0,1mm được quấn trên lõi sứ hình trụ có bán kính 1cm. Tính số vòng dây quấn trên lõi sứ.
Nếu gập đôi dây điện trở của ấm và vẫn sử dụng HĐT trên thì thời gian đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu suất như trên là bao nhiêu?
Bài 8 : Một bếp điện có ghi 220V – 880W được sử dụng đúng HĐT để đun sôi 2 lít nước ở 250C trong thời gian 15 phút.
Tính điện trở dây đốt nóng của ấm và cđdđ qua bếp
Tính hiệu suất của bếp.
Nếu sử dụng bếp trên một ngày 4 lần thì trong một tháng 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền điện. Cho 1KWh là 800 đồng.
Bài 9 : Giữa hai điểm A,B có hiệu điện thế không đổi bằng 18V, mắc điện trở R1 = 30Ω nối tiếp với R2.
HĐT hai đầu R1 đo được 6V. Tính R2.
Mắc thêm R3 song song với R2 thì hiệu điện thế hai đầu R1 đo được 9V. Tính R3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 347,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)