Ôn tập KTHK2 Vật Lý 7

Chia sẻ bởi Huỳnh Công Bình | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập KTHK2 Vật Lý 7 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn : Vật lí 7
*Cấp độ nhận biết :
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Kể ra. Những điện tích loại nào thì hút nhau, đẩy nhau?
Câu 2: Định nghĩa dòng điện.
Câu 3: Định nghĩa dòng điện dòng trong kim loại.
Câu 4: Nêu định nghĩa về chất dẫn điện và chất cách điện. Cho ví dụ minh họa.
Câu 5: Nêu qui ước về chiều dòng điện.
Câu 6: Nguyên tử cấu tạo gồm mấy phần? Kể ra. Trong nguyên tử: hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm?
Câu 7: Trong kim loại hạt nào dịch chuyển có hướng để tạo thành dòng điện? Thiết bị nào cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện hoạt động?
*Cấp độ thông hiểu :
Câu 8: Dòng điện gây ra mấy tác dụng? Kể ra. Nêu ứng dụng minh họa cho từng tác dụng.
Câu 9: Trong các vật sau đây, em hãy cho biết vật nào là vật cách điện.
Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép.
Câu 10: Em hãy giải thích tại sao càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn.
Câu 11: Trong các vật sau đây, em hãy cho biết vật nào là vật dẫn điện.
Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép.
Câu 12: Cho biết các hiện tượng sau đây ứng với tác dụng nào của dòng điện.
Nhà bác học Ganvani nhận thấy đùi ếch bị co giật khi chạm dao mổ bằng kim loại vào.
Màn hình tivi đang hoạt động
Bàn ủi điện đang hoạt động
Mạ vàng đồ trang sức
Cần cẩu điện đang hoạt động
*Cấp độ vận dụng :
Câu 13: Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D.
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì?
Các vật B, C, D nhiễm điện gì?
Câu 14: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a) 0,175A = ............mA c) 1250mA = ..............A
b) 0,38A = ..............mA d) 280mA = ................A
Câu 15 :
a) Vẽ sơ đồ mạch điện thắp sáng bóng đèn pin.
b) Dùng qui ước chiều dòng điện để biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện này.













ĐÁP ÁN
*Cấp độ nhận biết :
Câu 1: Có 2 loại điện tích đó là điện tích âm và điện tích dương. Những điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 2: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 3: Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng
Câu 4:
Chất dẫn điện : là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ : đồng
Chất cách điện : là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ : thủy tinh
Câu 5: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 6: Nguyên tử cấu tạo gồm 2 phần : tâm nguyên tử là 1 hạt nhân và vỏ nguyên tử là các êlectrôn. Trong nguyên tử : hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm.
Câu 7: Trong kim loại êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. Thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài là nguồn điện.
*Cấp độ thông hiểu :
Câu 8: Dòng điện gây ra 5 tác dụng
Tác dụng nhiệt. Ứng dụng : nồi cơm điện, bàn ủi điện, ...
Tác dụng phát sáng. Ứng dụng : bóng đèn
Tác dụng từ. Ứng dụng : làm chuông điện, cần cẩu điện, ...
Tác dụng hóa học. Ứng dụng : mạ kim loại
Tác dụng sinh lí. Ứng dụng : châm cứu điện
Câu 9:
Vật cách điện : giấy, vải, không khí, thủy tinh, gỗ, cao su.
Câu 10: Càng lau chùi thì bàn, ghế càng bị nhiễm điện do ma sát với giẻ lau. Vì vậy bàn, ghế càng có khả năng hút bụi.
Câu 11:
Vật dẫn điện : vàng, nước muối, than, sắt, thép.
Câu 12:
Tác dụng sinh lí
Tác dụng phát sáng
Tác dụng nhiệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Công Bình
Dung lượng: 201,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)