Ôn tập KTHK2 Ngữ Văn 8
Chia sẻ bởi Huỳnh Công Bình |
Ngày 11/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập KTHK2 Ngữ Văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
A/ PHẦN VĂN HỌC
* (lòng các bài thơ)
1/ Văn bản “Nhớ rừng”(Thế Lữ)
a/ Ýù nghĩa văn bản:mượn lời con hổ trong vườn bách thú ,tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
b/ Nghệ thuật:
Sử dụng bút pháp lãng mạn , với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, đối lập ,phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
2/ Văn bản “Quê hương”(Tế Hanh)
a/ Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của việc miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi?Chi tiết nào đặc tả con thuyền?Có nét gì độc đáo trong chi tiết miêu tả này, nêu tác dụng nghệ thuật?
Nghệ thuật so sánh: Thuyền hăng như con tuấn mã. Thể hiện trạng thái đầy phấn chấn mạnh khỏa, ẩn đằng sau là một hình ảnh con người trai tráng khỏe mạnh đầy khí thế sôi nỗi và hào hứng.
“Cánh buồm gương to
Rướn thân trắng”
Hình ảnh cánh buồm cùng gió biển khơi quen thuộc trở nên lớn lao thiêng liêng và rất thơ mộng, cánh buồm như một sinh thể biết cử động và nó mang hồn quê ra biển . Những người dân chài là máu thịt của làng là một phần linh hồn của làng giờ theo thuyền ra khơi. Cánh buồm trở thành biểu tượng của họ. Nhà thơ vừa vẻ ra chính xác cái tình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh gợi ra cho sự vật một vẽ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Tg Hoài Thanh nhận xét. “Người nghe thấy những điều không hình không sắc, không âm thanh như mãnh hồn làng quê trên cánh buồm giương”
b/ Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
3/ Văn bản khi con tu hú( Tố Hữu)
a/ Phân tích tâm trạng của người tù CM trong bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu)
-Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
-Ngột ngạt làm sao, chết vất thôi.
-Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 (câu 8) 3/3 (câu 9)
-Những từ ngữ mạnh đạp, ngột, chết uất.
-Những từ ngữ cảm thán: Ôi, thôi, làm sao.
-> Tâm trạng ngột ngạt, uất hận.
=> Thời khắc hiện thực phủ phàng trong tù ngục bị giam cầm , xiềng xích . Tác giả bày tỏ tâm trang bực bội ,muốn phá tung xiềng xích ,thể hiên niềm khát khao tự do của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh bị tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do.
b/ Nêu nghệ thuật của bài thơ:
- Viết theo thể thơ lục bát ,giàu nhạc điệu,mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha,khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ ,liệt kê … vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khát khao sự sống đích thực ,đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
4/ Văn bản “Tức cảnh Pác-Bó)(Hồ Chí Minh)
a/ Câu thơ cuối mang ý nghĩa gì? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ mà thật là sang?
Câu thơ kết thúc thật bất ngờ và tất cả tinh thần của Bác tích tụ vào chữ “sang” ở cuối bài thơ.
Chúng ta đã biết Bác xuất thân từ một gia đình có truyền thống Nho học, chịu ít nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục chữ Nho. Vì thế phần nào chữ “sang” ấy được hiểu như là sự tiếp nối truyền thống “nói nghèo mà hoá sang” của người xưa, nhưng cũng là cái sang của một con người tự chủ, vượt lên trên gian khổ, sống thoải mái ung dung.
Phải có niềm tin vững chắc không thể lay chyển . => Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung ,tự tại.
b/ Em hãy cho biết “Thú lâm truyền” ở người xưa và ở Bác Hồ có gì khác nhau?
Hoà hợp với thiên nhiên nhưng Bác không bị lấn át hay hoà tan trong thiên nhiên, giống như lời của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Nhà hiền triết của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Công Bình
Dung lượng: 16,22KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)