ôn tập kiểm tra học kì 2 sử 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Hoàn | Ngày 15/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: ôn tập kiểm tra học kì 2 sử 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Câu 1 (3,0 điểm):
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ 1418 đến 1427?
a. Nguyên nhân thắng lợi: (2 điểm)
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại tự do cho đất nước. (0,75 điểm)
- Nhân dân đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa. (0,5 điểm)
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. (0,75 điểm)
b. Ý nghĩa lịch sử: (1,0 điểm)
- Kết thúc 20 đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. (0,5 điểm)
- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – Thời Lê sơ. (0,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy đánh giá công lao của người anh hùng Nguyễn Huệ trong phong trào nông dân Tây Sơn từ năm 1777 đến năm 1789:
(Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
+ Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo
+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).
+_Tiêu diệt quân Xiêm (1785).
+ Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước (1788).
+ Chống quân Thanh xâm lược (1788-1789).
Câu 3 ( 2,5 điểm): Nêu những thành tựu văn học, nghệ thuật tiêu biểu cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
* Văn học: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
+ Văn học dân gian phát triển nhiều hình thức phong phú: ca dao, tục ngữ… Văn viết bằng chữ Nôm phát triển.
+ Nội dung: phản ánh cuộc sống xa hội , tâm tư nguyện vọng con người.
+ Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều…
* Nghệ thuật: (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu : chùa Tây Phương…
+ Sân khấu tuồng chèo phát triển
+ Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ.
+ Văn nghệ dân gian phát triển.
Câu 1:( 2 đ)
Em hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
*Nguyên nhân:
- Được nhân dân ủng hộ…..
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt cuả Quang Trung và và bộ chỉ huy nghĩa quân.
*. Ý nghĩa
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến
- Lập lại thống nhất đất nước
- Đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
Câu 2 (2đ) :
Vì sao khi quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng đế?
- Do khi nổi dậy khởi nghĩa để thu phục lòng dân Nguyễn Huệ nêu cao khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh “để lấy được sự ủng hộ của nhân dân để tăng cường lực lượng. vua Lê Chiêu Thống do tài hèn không trị vì đất nước(1đ)
- Khi vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh nên nhà Thanh mang 29 vạn quân sang xâm lược nước ta và đúng lúc này thì Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế để hợp lòng dân.(1đ)
Câu 3 : (3đ)
Sau khi đánh đuổi quân Thanh, Quang Trung phục hồi kinh tế và xây dựng văn hóa đạt kết quả như thế nào?
a. Kinh tế :
* Nông nghiệp
- Ban hành chiếu khuyến nông
- Giảm nhẹ tô thuế
- Thực hiện chế độ quân điền
*Công thương nghiệp
- Giảm thuế
- Mở cửa ải thông thương chơ buá
*Văn hoá, giáo dục
- Ban hành chiếu lập học
- Mở trường dạy học ở các huyện xã
- Đề cao chữ Nôm
- Lập viện Sùng chính
(Nhờ những chính sách trên mà kinh tế được phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định
Câu 4(3đ):
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy so sánh nền kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong ở các thế kỉ XVI - XVIII
* Đàng Ngoài:
Kinh tế nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng do:
-Chiến tranh phong kiến kéo dài liên miên .
-Ruộng đất công bị lấn chiếm
-Chính quyền Lê - Trịnh không quan tâm đến trị thủy và tổ chức khai hoang .
(Đời sống nông dân bị đói khổ thường xuyên
* Đàng Trong :
Kinh tế nông nghiệp phát triển hơn :
-Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách tiến bộ: di dân, khai hoang, lập ấp ...
-Lãnh thổ mở rộng đến tận đồng bằng sông Cửu Long .
(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Hoàn
Dung lượng: 83,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)