ôn tập kiểm tra học kì 2 địa lý 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Hoàn | Ngày 15/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: ôn tập kiểm tra học kì 2 địa lý 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Câu 8(4đ): a) So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
b) Kế tên các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ? Tại sao công nghiệp Trung và Nam Mĩ chậm phát triển?
a) So sánh đặc điểm địa hình Trung và Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Vị trí
Địa hình Bắc Mĩ
Địa hình Nam Mĩ

Phía Tây
Hệ thống Cooc-đi-e cao đồ sộ chiếm gần ½ diện tích lục địa.
Hệ thống An-đét cao nhất châu Mĩ nhưng chiếm diện tích nhỏ.

Đồng bằng trung tâm
Là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
Là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng Pam-pa. Các đồng bằng đều thấp trừ đồng bắng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Phía Đông
Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và núi già A-pa-lát
Các cao nguyên và sơn nguyên bề mặt bị san bằng mạnh.



b) - Các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ:
+ Công nghiệp nặng: khai thác dầu, luyện kim đen, luyện kim màu , lọc dầu,
+ đóng tàu, cơ khí, hoá chất, sản xuất ôtô…
Công nghiệp nhẹ: dêt, thực phẩm…
Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chậm phát triển vì: phụ thuộc vào nước ngoài cả về vốn và khoa học công nghệ, đặc biệt:
+ Sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài tăng cao
+ Đa số các công ti khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ vì thế hiệu qua kinh tế không cao, gây thất thoát tài nguyên lớn.


Câu 1: Cho biết các thành viên sáng lập khối thị trường chung Nam Mĩ (Mec-cô-xua)? Hãy nêu mục tiêu và thành tựu của khối thị trường chung Nam Mĩ (Mec-cô-xua)?
Các thành viên sáng lập gồm: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, u-ra-guay, Pa-ra-guay, Chi-lê, Bô-li-vi-a
Mục tiêu: tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
Thành tựu: Tháo gỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
Câu 2: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?
: -Khí hậu: lạnh khắc nghiệt, thường có gió bão. Do nơi đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc trên 60 km/giờ.
-Địa hình:là một cao nguyên băng không lồ, do khí hậu giá lạnh quanh năm.
-Thực vật không thể tồn tại được do khí hậu lạnh và khắc nghiệt
-Động vật: khá phong phú có chim cánh cụt, hải cẩu,hải báo và các loài chim biển.
Câu 3: Nguyên nhân nào đã khiên châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương ?
: Phần các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa.
Mưa nhiều, rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt, đặc biệt là rừng dừa ven biển đã khiến cho các đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương.
Câu 4:Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ?
Do chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa nhiều ở sườn đông Trường Sơn. Nhưng do hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.
- Có dòng biển lạnh chạy sát ven bờ
Câu 5: Trình bày sự phân bố các dạng địa hình chính của châu Âu ?
: Địa hình chủ yếu là đồng bằng, kéo dài từ tây sang đông
Núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, núi trẻ ở phía nam.
Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.
Câu 6:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Hoàn
Dung lượng: 714,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)