ÔN TẬP HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 7 (11-12)

Chia sẻ bởi Mai Văn Quang | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 7 (11-12) thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 VẬT LÝ LỚP 7
I./ LÍ THUYẾT
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương nhiểm điện tương tác với nhau như thế nào?
Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
Câu 6: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
Câu 7: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chậy trong mạch điện kín?
Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo? Cách dùng dụng cụ đo.
Câu 10: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Cách dùng dụng cụ đo. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?
Câu 11: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
Câu 12: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp
Câu 13: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc somg song.
Câu 14: Cầu chì có tác dụng gì và hoạt động theo nguyên tắc vào?
Câu 15: Quy tắc an toàn khi sử dụng điện
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN LÝ TUYẾT
Câu 1:
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác, hoặc phóng tia lửa điện qua các vật khác.
Câu 2:
-Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
-Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 3:
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 4:
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Câu 5:
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
-Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
Câu 6:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua , chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 7:
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện..
Câu 8:
Các tác dụng của dòng điện:
- Tác dụng phát sáng :Thí dụ: Đèn LED phát sáng khi có dòng điện chạy qua
- Tác dụng nhiệt :Thí dụ: Khi có dòng điện chạy qua bàn ủi nóng lên
- Tác dụng từ : Thí dụ: Ống dây có ldòng điện chạy qua hút các vật bằng sắt thép
- Tác dụng hoá học. Thí dụ: Mạ điện
- Tác dụng sinh lý:Thí dụ: châm cứu điện.
- Tác dụng cơ học. Thí dụ: Dòng điện chạy qua quạt điện quạt điện quay .
Câu 9: .
Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện, Đơn vị cường độ dòng điện là ampe. Dụng cụ đo là ampe kế. Đơn vị CĐDĐ là Ampe (A) ngoài ra còn dung miliampe (mA). 1A = 1000mA, 1mA = 0,001A
Các bước dùng Am pe kế:
Bước 1: Chọn Am pe kế có giới hạn do phù hợp
Bước 2: Kiểm tra, hoặc điều chỉnh kim Am pe kế đúng vạch 0
Bươc 3: Mắc am pe kế nối tiếp với bóng đèn
Bước 4: Mắc chốt (+) với cực dương của nguồn điện
Bước 5: Đóng công tắc đợi kim đứng yên đọc kết quả
Câu 10:
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn ,ngoài ra còn dung kilovon (KV) và milivon (mV), 1KV=1000V=1000000mV. Dụng cụ đo là vôn kế.
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch .
Các bước dùng Vôn kế:
Bước 1: Chọn vôn kế có giới hạn do phù hợp
Bước 2: Kiểm tra, hoặc điều chỉnh kim
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Văn Quang
Dung lượng: 135,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)