Ôn tập học kì 2-đề 1,2

Chia sẻ bởi Trần Đăng Tá | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập học kì 2-đề 1,2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 1 / HK2 (08-09) Thầy : Trần Đăng Tá
1/ Văn bản “ Bàn về đọc sách”:
a/ Của tác giả nào? b/ Được trích dịch từ cuốn sách nào? c/ Thuộc kiểu văn bản nào?
2/ Những luận điểm được phân tích làm rõ trong “Bàn về đọc sách” là gì ?
3/ Nếu chuyển các nội dung của hệ thống luận điểm trong bài Bàn về đọc sách thành 3 câu hỏi thì bài nghị luận này nhằm trả lời cho những câu hỏi nào?
4/ a- Vì sao đọc sách ngày nay không dễ ? b- Tại sao đọc nhiều mà không thể coi là vinh dự?
5/ Sắp xếp các ý sau đây theo đúng trình tự trong văn bản “Bàn về đọc sách”
a/ Đọc sách có vai trò quan trọng trong việc tích lũy kho tàng kiến thức của nhân loại.
b/ Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích, suy nghĩ.
c/ Đọc sách phải kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách phổ thông với chuyên môn.
d/ Đọc sách phải biết cách đọc, vì đọc sách ngày càng không dễ.
6/ Tác giả giải thích và nêu ví dụ về cách đọc chuyên sâu, không chuyên sâu như thế nào?
7/* Bài viết “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao là nhờ những yếu tố nào?
a/ Cách trình bày cuả tác giả đạt lý, thấu tình .
b/Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, lập luận tự nhiên.
c/Cách viết giàu hình ảnh, giàu kiến thức và kinh nghiệm phong phú.
d/ Cả a,b,c đều đúng.
8/ Em học tập được điều gì về việc đọc sách cuả bản thân từ văn bản : “Bàn về đọc sách”
9/ Nếu phân tích những những mặt được và chưa được cuả việc nâng cao học vấn qua việc đọc sách thì em sẽ trình bày những ý kiến gì?
10/ Nêu suy nghĩ cuả em về câu danh ngôn: “Đọc một cuốn sách tốt chẳng khác gì nói chuyện với một người thông minh” (L-Tôn-Xtôi)
11/ 2 câu thơ “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay”
a/Từ “sách cũ” được hiểu như thế nào? b/ Câu thơ khuyên điều gì khi đọc sách?
12/ Trong đoạn văn “Đọc sách không cốt lấy nhiều……cho mỗi người đọc sách”(sgk/4)
a-Tác giả phân tích bằng cách nào? (đối lập ,so sánh ,nêu giả thiết).
b -Tác giả phân tích trên cơ sở nào? ( lí lẽ , thực tế ,lí lẽ kết hợp với thực tế)
13/ Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách thường và đọc sách chuyên môn ?
14/ Rút gọn đoạn văn sau thành mô hình dàn ý : mở đoạn, thân đoạn và cho biết tác gỉa đã lập luận đoạn văn theo cách nào? “ Lịch sử càng tiến lên…….tiêu hao lực lượng” ( sgk/4)
15/* Theo em,văn bản “ Bàn về đọc sách” đã phân tích những nội dung gì? tổng hợp lại điều gì ?
16/Người ta thường căn cứ vào dâu để xác định thành phần khởi ngữ trong câu ?
17/ Trong quan hệ về nghĩa với thành phần câu còn lại yếu tố khởi ngữ có thể là gì ?
18/ Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong câu văn sau: “Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình,dối người ; đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”
19/ Câu nào có thần phần khởi ngữ?
a/ Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. b/ Trí thông minh thì nó có thừa. c/ Nó rất thông minh
20/ *Xác định thành phần khởi ngữ và viết lại thành câu không có khởi ngữ
a/ Nhà, Bà ấy có hàng dãy ở khắp phố. Ruộng, Bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
b/ Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
c/ Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế ; Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
d/ Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu tất cả trái đất vào tầm mắt.
21/ Xác định khởi ngữ và cho biết khởi ngữ đó có quan hệ trực tiếp với từ nào trong câu?
a/ Quyển sách này, tôi đã đọc nó từ hai năm trứôc rồi.
b/ Tôi thì tôi không đi được đâu.
c/ Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đăng Tá
Dung lượng: 60,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)