ÔN TẬP HKII LÝ 7 ( LT+ TL)
Chia sẻ bởi Lưu Thành Đạt |
Ngày 17/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HKII LÝ 7 ( LT+ TL) thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG MÔN LÍ KHỐI 7
(((
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT
I-HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
* Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút được các vật khác hoặc có khả năng phóng điện qua vật khác.
* Để tạo ra một vật nhiễm ta thực hiện bằng cách: cọ xát
* Để nhận biết một vật nhiễm điện ta thực hiện bằng cách: Đưa vật đó lại gần các vụn giấy hoặc các vụn vải, nếu vật hút các vật đó thì vật đó nhiễm điện .
II-HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH – DÒNG ĐIỆN –NGUỒN ĐIỆN
*Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm Ví dụ: Cọ xát thanh thước vào mảnh lụa sau đó đưa lại gần các mẫu giấy vụn thì nó sẽ hút các mẫu giấy.
*Hai điện tích đặt gần nhau: hai đện tích cùng loại thì đẩy nhau, hai điện tích khác loại thì hút nhau.
Ví dụ: Khi cọ xát thanh thuỷ tinh và thanh pôliêtilen vào mảnh lụa rồi đưa lại gần nhau thì chúng hút nhau.
*Nguyên tử được cấu tạo gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Tổng các điện âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương ở hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác hoặc từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron và nhiễm điện dương nếu bớt electron.
* Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.
* Nguồn điện luôn có hai cực nhiễm điện khác loại đó là cực dương và cực âm.
III- CHẤT DẪN ĐIỆN –CHẤT CÁCH ĐIỆN –DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI –SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.
* Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua (gỗ khô, thuỷ tinh, sứ, nhựa, cao su……).
* Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện chạy qua (đồng, chì, nhôm, ruột bút chì, dung dịch ……)
* Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng, nó ngược chiều với dòng điện theo quy ước. (Trong kim loại có rất nhiều electron tự do).
* Chiều dòng điện theo quy ước: Chiều đi từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị tới cực âm của nguồn điện.
IV-CÁC TÁC DỤNGCỦA DÒNG ĐIỆN –CĐDĐ- HĐT:
* Dòng điện có các tác dụng sau :
Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên (ứng dụng: bóng đèn dây tóc; bàn là, máy sấy tóc….)
Tác dụng phát sáng: dòng điện qua vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát ra ánh sáng.
Tác dụng hoá học: dòng điện qua dung dịch muối kim loại và phân tích muối kim loại để giải phóng kim loại nguyên chất .(VD:mạ điện, tinh luyện kim loại)
Tác dụng từ: dòng điện qua cuộn dây dẫn làm quay kim nam châm, hoặc hút sắt, thép như một nam châm. (VD: cần cẩu diện, la bàn, điện thoại, điện báo….)
Tác dụng sinh lí: dòng điện có thể làm các cơ bị co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và tê liệt hệ thần kinh (VD: kích thích cây trồng, châm cứu trong y học…)
* CĐDĐ (kí hiệu I): cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện, đơn vị là Ampe (A), dụng cụ đo là Ampe kế. Ngoài ra còn có dơn vị là miliampe ( mA )
* Qui tắc dùng Ampe kế: mắc ampe kế nối liền với vật cần đo, chốt dương nối với cực dương và chốt âm nối với cực âm của nguồn điện (khi dùng ampe kế cần chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp
* HĐT (kí hiệu U): giữa hai cực nguồn điện có một HĐT. Đơn vị của HĐT là vôn ( V), KV, mV
Cách nhận biết vôn kế và ampe kế: trên mặt dụng cụ đo có ghi chữ A hoặc mA là ampe kế, còn ghi chữ V hoặc mV là vôn kế.
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết HĐT định mức của mỗi dụng cụ đó để chúng hoạt động bình thường.
* Quy tắc dùng vôn kế: mắc vôn kế song song vật cần đo, chốt dương của vôn kế mắc vào cực dương của nguồn điện, chốt âm mắc vào cực âm của nguồn điện.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
Các vật đều có khả năng dẫn điện.
Trái Đất hút được các vật nên nó luôn bị nhiễm điện.
(((
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT
I-HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
* Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút được các vật khác hoặc có khả năng phóng điện qua vật khác.
* Để tạo ra một vật nhiễm ta thực hiện bằng cách: cọ xát
* Để nhận biết một vật nhiễm điện ta thực hiện bằng cách: Đưa vật đó lại gần các vụn giấy hoặc các vụn vải, nếu vật hút các vật đó thì vật đó nhiễm điện .
II-HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH – DÒNG ĐIỆN –NGUỒN ĐIỆN
*Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm Ví dụ: Cọ xát thanh thước vào mảnh lụa sau đó đưa lại gần các mẫu giấy vụn thì nó sẽ hút các mẫu giấy.
*Hai điện tích đặt gần nhau: hai đện tích cùng loại thì đẩy nhau, hai điện tích khác loại thì hút nhau.
Ví dụ: Khi cọ xát thanh thuỷ tinh và thanh pôliêtilen vào mảnh lụa rồi đưa lại gần nhau thì chúng hút nhau.
*Nguyên tử được cấu tạo gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Tổng các điện âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương ở hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác hoặc từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron và nhiễm điện dương nếu bớt electron.
* Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.
* Nguồn điện luôn có hai cực nhiễm điện khác loại đó là cực dương và cực âm.
III- CHẤT DẪN ĐIỆN –CHẤT CÁCH ĐIỆN –DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI –SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.
* Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua (gỗ khô, thuỷ tinh, sứ, nhựa, cao su……).
* Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện chạy qua (đồng, chì, nhôm, ruột bút chì, dung dịch ……)
* Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng, nó ngược chiều với dòng điện theo quy ước. (Trong kim loại có rất nhiều electron tự do).
* Chiều dòng điện theo quy ước: Chiều đi từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các thiết bị tới cực âm của nguồn điện.
IV-CÁC TÁC DỤNGCỦA DÒNG ĐIỆN –CĐDĐ- HĐT:
* Dòng điện có các tác dụng sau :
Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên (ứng dụng: bóng đèn dây tóc; bàn là, máy sấy tóc….)
Tác dụng phát sáng: dòng điện qua vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát ra ánh sáng.
Tác dụng hoá học: dòng điện qua dung dịch muối kim loại và phân tích muối kim loại để giải phóng kim loại nguyên chất .(VD:mạ điện, tinh luyện kim loại)
Tác dụng từ: dòng điện qua cuộn dây dẫn làm quay kim nam châm, hoặc hút sắt, thép như một nam châm. (VD: cần cẩu diện, la bàn, điện thoại, điện báo….)
Tác dụng sinh lí: dòng điện có thể làm các cơ bị co giật, tim ngừng đập, ngạt thở và tê liệt hệ thần kinh (VD: kích thích cây trồng, châm cứu trong y học…)
* CĐDĐ (kí hiệu I): cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện, đơn vị là Ampe (A), dụng cụ đo là Ampe kế. Ngoài ra còn có dơn vị là miliampe ( mA )
* Qui tắc dùng Ampe kế: mắc ampe kế nối liền với vật cần đo, chốt dương nối với cực dương và chốt âm nối với cực âm của nguồn điện (khi dùng ampe kế cần chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp
* HĐT (kí hiệu U): giữa hai cực nguồn điện có một HĐT. Đơn vị của HĐT là vôn ( V), KV, mV
Cách nhận biết vôn kế và ampe kế: trên mặt dụng cụ đo có ghi chữ A hoặc mA là ampe kế, còn ghi chữ V hoặc mV là vôn kế.
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết HĐT định mức của mỗi dụng cụ đó để chúng hoạt động bình thường.
* Quy tắc dùng vôn kế: mắc vôn kế song song vật cần đo, chốt dương của vôn kế mắc vào cực dương của nguồn điện, chốt âm mắc vào cực âm của nguồn điện.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
Các vật đều có khả năng dẫn điện.
Trái Đất hút được các vật nên nó luôn bị nhiễm điện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Thành Đạt
Dung lượng: 167,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)