ÔN TẬP HKII LÝ 6

Chia sẻ bởi Ngô Thanh Hữu | Ngày 17/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HKII LÝ 6 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ LỚP 6/8 – THCS PHƯỜNG 1
NĂM HỌC 2011 – 2012
*****
A/ LÝ THUYẾT :
1/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG, CHẤT KHÍ
Chất rắn, chất lỏng, chất khí nở ra khi nóng lên (Thể tích tăng, khối lượng không thay đổi ( khối lượng riêng giảm) và co lại khi lạnh đi (Thể tích giảm, khối lượng không thay đổi ( khối lượng riêng tăng)
Các chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
2/ ỨNG DỤNG SỰ NỞ VÌ NHIỆT
Các chất khi co dãn vì nhiệt có thể sinh ra một lực rất lớn.
Băng kép là hai thanh kim loại mỏng có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau. Khi nhiệt độ thay đổi băng kép luôn bị cong. Do đó người ta dùng băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện.
3/ NHIỆT KẾ, NHIỆT GIAI
Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất.
Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F.
4/ SỰ NÓNG CHẢY, SỰ ĐÔNG ĐẶC




Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc). Nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc) của các chất khác nhau thì khác nhau.
Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.
5/ SỰ BAY HƠI, SỰ NGƯNG TỤ



Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.







B/ TRẮC NGHIỆM : (Tham khảo)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều,cách nào đúng?
a.Rắn- Khí –Lỏng ; b. Rắn- Lỏng-Khí ; c. Lỏng- Rắn-Khí ; d.Lỏng-Khí- Rắn
Câu 2: Tại sao chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
a. Vì không thể hàn 2 thanh ray lại được.
b. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
c. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
d. Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 3: Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
a. Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra.
b. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.
c. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra.
d. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.
Câu 4: Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng?
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ tăng.
Trong thời gian đông đặc nhiệt độ giảm.
Chỉ trong thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi.
Cả trong thời gian nóng chảy và đông đặc nhiệt độ đều không thay đổi.
Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
Ngọn nến đang cháy. b. Vào mùa xuân, băng tuyết tan ra.
c. Xi măng đông cứng lại. d. Hâm nóng thức ăn để mỡ tan ra.
Câu 6: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
a. Nước trong cốc càng nhiều. b. Nước trong cốc càng ít.
c. Nước trong cốc càng nóng. d. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 7: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
a. Nhiệt độ của chất lỏng. b. Lượng chất lỏng.
c. Diện tích mặt thóang chất lỏng. d. Gió trên mặt thoáng chất lỏng.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
a. Sương đọng trên lá cây.
b. Có thể nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh.
c. Những ngày nắng hạn nước trong ao hồ cạn dần.
d. Hà hơi vào mặt gương thấy gương mờ đi.
Câu 9: Các bình ở hình bên đều chứa cùng một lượng nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thanh Hữu
Dung lượng: 101,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)