Ôn tập HKII
Chia sẻ bởi Nuyễn Thanh Tùng |
Ngày 25/04/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập HKII thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
ÔN THI HKII
LỊCH SỬ 9
TRU?NG THCS : TÂN ĐÔNG
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ TIEÀN
Câu hỏi 33(1): Trong thời gian ở Pháp (1917-1923) Hãy trình bày những hoạt động gì nổi bật của Nguyễn Ái Quốc?
Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi : Tự do, Dân chủ và quyền tự quyết.
- Tháng 7/1920, sau khi đọc luận cương của Lê Nin , Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê Nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành, gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Lập hội Liên Hiệp thuộc địa để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin ở các nước thuộc địa.
- Năm 1922, xuất bản báo “Người cùng khổ”, ngoài ra Người còn viết bài cho báo “Nhân Đạo” “Đời sống công nhân” và cuốn “Bản án chế độ thực dân pháp”.
Câu hỏi 34 (2): Hãy cho biết ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925?
Thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.
- Tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc.
- Truyền bá tư tưởng cứu nước mới, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam.
- Là Người đầu tiên đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam vào quỹ đạo chung của
cách mạng thế giới.
Câu hỏi 35(3): Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 ? Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
-Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, cần phải có một Đảng lãnh đạo.
+Tháng 3/1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long Hà Nội
+Tháng 5/2929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thạnh niên, kiến nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận.
-Ba tổ chức Cộng sản thành lập:
+ Ngày 17/ 6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kì, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo “Búa Liềm”là cơ quan ngôn luận.
+ Tháng 8/1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Trung Quốc
+ Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập ở Trung Kì
+ Như vậy đến tháng 9 năm 1929 ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố thành lập
- Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929:
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của phong trào cách mạng Việt Nam
+ Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin đã thu hút đông đảo những người cách mạng Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau
+ Giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình: Lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng chứng tỏ rằng điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi trong cả nước
Câu hỏi 36(4): Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra như thế nào ? Vì sao lại thất bại nhanh chóng ?
- Nguyên nhân: Sau vụ ám sát tên Ba Danh bị thất bại, Pháp khủng bố, Việt Nam Quốc Dân Đảng bị tổn thất nặng nề.
- Diễn biến :
+ Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội .
+ Tại Yên Bái: nghĩa quân chiếm được trại lính, sau đó bị Pháp tiêu diệt
+ Khởi nghĩa bị thất bại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí bị bắt và xử tử
- Nguyên nhân thất bại:
+ Khách quan: Khởi nghĩa nổ ra lúc Pháp còn đang rất mạnh.
+ Chủ quan: Lãnh đạo còn non yếu, tổ chức thiếu thận trọng, thiếu cơ sở vững chắc trong quần chúng.
Câu hỏi 37 (5): Lập bảng niên biểu về sự ra đời của ba tổ chức công sản vào cuối năm 1929 :
Câu hỏi 38 (6): Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 ?
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 1929 ở nước ta có ba tổ chức cộng sản ra đời.
+ Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
+ Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một chính Đảng thống nhất.
+ Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị tại Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc ) từ ngày 3 đến 7/2/1930 để họp nhất thành một Đảng cộng sản.
- Nội dung:
+ Hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
+ Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
- Ý nghĩa:
+ Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
+ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu hỏi 39 (7): Trình bày luận cương chính trị của Đảng tháng 10 năm 1930 ?
Tháng 10/1930, Hội nghị lần I của Ban Chấp Hành Trung ương lâm thời họp tại Hương Cảng, Trung Quốc:
+ Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Bầu Ban Chấp Hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư.
+ Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
- Nội dung luận cương:
+ Tính chất: Cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kì TBCN tiến lên XHCN.
+ Nhiệm vụ: Cách mạng tư sản dân quyền đánh đổ phong kiến và đánh Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Lực lượng: Công nhân và nông dân.
+ Phương pháp đấu tranh: Tập hợp lãnh đạo quần chúng đấu tranh, vũ trang bạo động, đánh đổ chính quyền giai cấp thống trị.
+ Điều cốt yếu để cách mạng thắng lợi: Phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu hỏi 40 (8): Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) ?
-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của sự đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp Chủ Nghĩa Mác Lê-Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và đường lối.
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Câu hỏi 41 (9): Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ?
- Xô Viết - Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng:
+ Chính trị: Thành lập chính quyền mới do nhân dân quản lý, thực hiện quyền tự do dân chủ, phát triển các tổ chức quần chúng đoàn thể .
+ Kinh tế: Chia lại ruộng đất công , giảm tô, xóa nợ, bỏ các thuế vô lý, tổ chức lại sản xuất.
+ Quân sự: Trấn áp bọn phản cách mạng, ở mỗi làng lập đội tự vệ.
+Xã hội: Phát động phong trào đời sống mới, trật tự xã hội được đảm bảo, nạn trộm cướp không còn.
- Ý nghĩa lịch sử :
+ Lần đầu tiên liên minh công nông được thiết lập chống đế quốc, phong kiến và giáng một đòn mạnh vào nền thống trị đế quốc phong kiến.
+ Chứng tỏ sức mạnh của giai cấp công- nông dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Là cuộc diễn tập đầu tiên cho cách mạng Việt Nam sau này .
Câu hỏi 42 (10): Cuộc vận động dân chủ Đông Dương trong những năm 1936-1939 có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
- Là một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn.Trình độ chính trị và công tác của cán bộ Đảng viên đựơc nâng lên rõ rệt.
- Chủ nghĩa Mác Lê Nin và đường lối của Đảng được tuyên truyền sâu rộng, làm cho uy tín của Đảng được nâng lên.
- Các sách báo của Đảng có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
- Để lại nhiều bài học quý báu về tổ chức và hình thức đấu tranh.
- Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/ 1945.
-
Câuhỏi 43 (11): Em hãy trình bày chủ trương, nhiệm vụ của Đảng và diễn biến của phong trào dân chủ Đông Dương 1936-1939 ?
- Nhiệm vụ: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do , dân chủ, cơm áo , hòa bình.
- Chủ trương : Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương .
- Diễn biến phong trào 1936-1939:
+ Vận động thành lập ủy ban trù bị Đông Dương nhằm thu thập nguyện vọng quần chúng tiến tới Đông Dương đại hội.
+ Tổng bãi công của công nhân Hòn Gai ( 11/1936); Công nhân xe lửa Trường Thi (7/1937); Mít tinh 1/5/1938 tại khu Đấu xảo Hà Nội , đòi thi hành luật lao động , giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Phong trào báo chí: Sách báo về chủ nghĩa Mác Lê Nin và của Đảng được tuyên truyền.
Câuhỏi 44 (12): Đường lối lãnh đạo ,hình thức đấu tranh, mục tiêu, lực lượng cách mạng giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939 có gì khác nhau ?
.
Câu hỏi 45 (13): Tình hình thế giới và trong nước trong những năm 1936-1939 có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào ?
- Thế giới:
+ Chủ nghĩa phát xít hình thành đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới.
+ Tháng 7/1935 đại hội lần thứ 7 của quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva chủ trương thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.
+ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, ban hành nhiều chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa.
- Trong nước:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
+ Chính quyền thực dân vẫn tiếp tục bóc lột, vơ vét, khủng bố, đàn áp.
Câu hỏi 46 (14): Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương ?
- Nguyên nhân bùng nổ:
+ Khởi nghĩa Bắc Sơn: Nhật ñaùnh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua Bắc Sơn, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy.
+ Khởi nghĩa Nam Kì: Thực dân Pháp bắt lính người Việt Nam làm bia đỡ đạn chống lại quân Xiêm, nhân dân, binh lính bất bình liên lạc với Đảng, Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa.
+ Binh biến Đô Lương: Binh lính người Việt bất bình bị đưa sang biên giới Lào - Thái Lan, làm bia đỡ đạn cho Pháp, họ đã nổi dậy.
.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại cho Đảng cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Câu hỏi 47 (15): Tại sao Nhật đảo chính Pháp ? Quân Pháp ở Đông Dương thất bại ra sao?
- Nhật đảo chính Pháp :
+ Tháng 11/1944 nước Pháp được giải phóng
+ Nhật ở Thái Bình Dương khốn đốn trước những đòn tấn công của Anh - Mĩ
+ Nhân cơ hội đó Pháp ở Đông Dương chuẩn bị nổi dậy
+ Trước tình hình đó Nhật buộc phải tiến hành đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương để trừ mối họa bị Pháp đánh sau lưng.
- Diễn biến :
+ Đêm 9/3/1945 Nhật nổ súng đánh vào Pháp trên toàn Đông Dương
+ Pháp chống cự yếu ớt sau vài giờ đã đầu hàng .
Câu hỏi 48 (16): Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước ? Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước ?
- Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước vì:
Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ có lợi cho cách mạng Việt Nam Đảng ta quyết định cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa
- Diễn biến :
+ Phong trào đấu tranh khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở căn cứ, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.
+ Nhân dân ở các thành phố, đô thị mít tinh, diễn thuyết, các đội danh dự Việt Minh trừ khử bọn tay sai.
+ Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói diễn ra sôi nổi.
Câu hỏi 49 (17): Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt Trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào ? Những họat động chủ yếu của Mặt Trận Việt Minh sau khi thành lập?
- Hoàn cảnh:
+ Tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến: phe đồng minh và phe Phát xít
+ Ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Người đã triệu tập Hội Nghị Trung ương Đảng lần 8 tại Pắc Bó ( Cao Bằng ) từ ngày 10 19/5/1941
+ Hội nghị chủ trương :
* Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc đánh Pháp đuổi Nhật
* Tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ địa chủ , chia ruộng đất cho dân cày”
* Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt Mặt Trận Việt Minh. Mặt Trận Việt Minh chính thức được thành lập (19/5/1941)
-Họat động :
+ Xây dựng lực lượng vũ trang:
* Đội du kích Bắc Sơn năm 1941 chuyển thành Cứu quốc quân ,họat động tại Bắc Sơn, Võ Nhai, thực hiện chiến tranh du kích
*Tháng 5/1944 tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “ Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”, không khí cách mạng sôi sục khắp căn cứ
* Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
+ Xây dựng lực lượng chính trị :
* Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc
* Thành lập Ủy Ban Việt Minh liên tỉnh Cao- Bắc - Lạng
* Đảng cũng chú ý xây dựng lực lượng chính trị trong công nông và các tầng lớp khác
+ Báo chí của Đảng lưu hành rộng rãi để tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh
Câu hỏi 50 (18)
Ngay khi tiếng súng của Nhật đảo chính pháp vừa nổ ra, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy phong trào cách mạng tiến lên ?
-Ngay khi tiếng súng của Nhật đảo chính pháp vừa nổ ra 9/3/1945 Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng ( 9/3/1945 ) . Hội nghị chủ trương :
+ Ra chỉ thi: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
+ Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật
+ Đưa ra khẩu hiệu “ Đánh đuổi phát xít Nhật” và “ Thành lập chính quyền cách mạng”
+ Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa .
Câu hỏi 51 (19): Mặt trận Việt Minh ra đời đã có những tác dụng như thế nào đối với cao trào kháng Nhật cứu nước ?
- Mặt trận Việt Minh ra đời :
+ Trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước
+ Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang , khởi nghĩa từng phần ở các địa phương cùng với nhiều hoạt động như phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói, biểu tình mít tinh …
+ Tập dợt cho quần chúng đấu tranh , giác ngộ quần chúng xây dựng căn cứ địa cách mạng và làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng .
+ Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa trong cả nước.
.
Câu hỏi 52 (20):Lệnh khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được ban bố trong hoàn cảnh nào?
- Thế giới:
+ Châu Âu: Phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện (5/1945).
+ Châu Á: Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện (8/1945), Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, các nước đế quốc chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
-Trong nước:
+ Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
+ Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào ( từ ngày 14 -15/8/1945), quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Đại hội Quốc dân ở Tân Trào(16/8/1945), nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
+ Chiều ngày 16/8/1945, ủy ban khởi nghĩa, do Võ Nguyên giáp chỉ huy, từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.
Câu hỏi 53 (21): Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và trong cả nước diễn ra như thế nào trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
- Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội:
+ Ngày 15/8/1945, đội Tuyên Truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết.
+ Ngày 16/8/1945, truyền đơn, biểu ngữ xuất hiện khắp nơi.
+ Sáng 19/8/1945, cuộc mit tinh tại nhà hát lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, sau cuộc mittinh biến thành cuộc biểu tình, đánh chiếm các công sở chính quyền bù nhìn, Nhật không dám chống cự, khởi nghĩa giành thắng lợi.
-Giành chính quyền trong cả nước:
+ Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
+Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8). Đến 28/8/1945, cả nước giành được chính quyền.
+Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Coäng hòa.
Câu hỏi 54 (22): Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đối với dân tộc:
* Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai tầng xiềng xích của Pháp- Nhật và chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên làm chủ nước nhà.
* Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập tự do
+ Đối với quốc tế:
* Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu, tự giải phóng khỏi ách thực dân đế quốc.
* Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân thuộc địa, nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á, Châu Phi, Mĩlatinh
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất của dân tộc.
+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, chủ tịch Hồ Chí Minh, của Mặt trận Việt Minh, xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
+ Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
Câu hỏi 55 (23): Tình hình nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945, gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào?
-Khó khăn:
+ Nạn ngoại xâm: 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và tay sai từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Hơn 1 vạn quân Anh dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
+ Kinh tế: Sản xuất đình đốn, hàng hoá khan hiếm, nạn đói đe doạ đời sống nhân dân.
+ Tài chính: Trống rỗng, chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
+ Văn hoá giáo dục: Hơn 90% dân số mù chữ và các tệ nạn xã hội khác.
- Thuận lợi
+ Ta đã giành được chính quyền, nhân dân tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt trận Việt Minh đoàn kết toàn dân.
+ Liên Xô và các lực lượng dân chủ cổ vũ, ủng hộ nhân dân ta.
Câu hỏi 56 (24): Nêu những biện pháp và kết quả giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt, tài chính của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
-Gịăc đói:
+Biện pháp: lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân.
+ Kết quả: Nạn đói được đẩy lùi.
-Gịăc dốt:
+Biện pháp: Ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập cơ quan bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xóa mù chữ. Các cấp học đều phát triển mạnh. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu đổi mới.
+ Kết quả: Các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi, các cấp học phát triển mạnh.
- Tài chính:
+ Biện pháp:Chính phủ kêu gọi nhân dân đóng góp vào “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
+Kết quả: Đồng bào cả nước hăng hái đóng góp tiền của và vàng bạc. Ngày 23/11/1946 quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam. Khó khăn về tài chính được đẩy lùi.
Câu hỏi 57 (25): Vì sao Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ với Pháp ? Tác dụng của việc ký Hiệp định sơ bộ (6/3) và Tạm ước (14/9) năm 1946 ?
- Chính phủ ta kí hiệp định sơ bộ với Pháp vì:
+ Đầu tiên ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.
+ Nhưng sau đó kẻ thù của dân tộc ta xích lại gần nhau, cấu kết với nhau, đặt nhân dân ta trước 2 sự lựa chọn, ta chọn giải pháp có lợi nhất cho cách mạng là hòa với Pháp bằng cách kí hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.
Tác dụng của việc kí Hiệp định sơ bộ (6/3) và Tạm ước (14/9):
+ Dùng Pháp để đẩy 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi miền Bắc mà không tốn một viên đạn nào.
+ Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì cùng một lúc phải chống nhiều kẻ thù.
+ Tranh thủ thời gian để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Câu hỏi 58 (26): Trình bày âm mưu và hành động của thực dân Pháp trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc của ta năm 1947 ?
- Âm mưu của Pháp:
+ Thực hiện âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh”.
+ Chuẩn bị thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại.
+ Tiến công căn cứ Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lưc, khóa chặt biên giới Việt – Trung.
- Thực hiện ( hành động )
+ Ngày 7/10/1947 Pháp cho quân nhảy dù xuống chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn. Một cánh quân bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, đánh xuống Bắc Cạn, bao vây phía Đông và Bắc của căn cứ Việt Bắc.
+ Ngày 9/10/1947, một binh đoàn hỗn hợp ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị, bao vây phía Tây căn cứ Việt Bắc.
Câu hỏi 59 (27): Nêu lại diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 ?
- Diễn biến:
+ Tại Bắc Cạn: Quân ta chủ động phản công, bao vây, chia cắt , cô lập chúng, đánh phục kích trên đường từ Bắc Cạn đi chợ Mới, Chợ Đồn.
+ Ở hướng Đông: Quân ta phục kích trên đường số 4 và thắng lớn ở Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30/10/1947.
+ Ở hướng Tây: Quân ta chặn đánh trên sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.
- Kết quả:Pháp rút khỏi Việt Bắc.
- Ý nghĩa:
+ Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, bộ đội chủ lực ta ngày càng trưởng thành.
+ Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu hỏi 60 (28): Nhân dân ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài?
- Cuối 1946 ta chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài: Tổng di chuyển lên chiến khu an toàn, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, tản cư.
- Xây dựng lực lượng về mọi mặt:
+ Chính trị:Chính phủ quyết định chia nước ta thành 12 khu vực hành chính quân sự.
+ Quân sự: Từ 18-45 tuổi tham gia lực lượng vũ trang. Vũ khí: tự tạo và lấy của địch
+ Kinh tế: Ban hành chính sách duy trì và phát triển sản xuất, thành lập Nha tiếp tế để thu mua, dự trữ, phân phối lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho nhân dân và quân đội.
+ Giáo dục: tiếp tục duy trì và phát triển phong trào bình dân học vụ .
Câu hỏi 61 (29): Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa ?
- Diễn biến:
+ Quân ta chủ động tấn công Pháp ở các đô thị ngay từ đầu.
+ Tại Hà Nội: chiến đấu quyết liệt tại Bắc Bộ Phủ, phố Hàng Bông, Hàng Trống … đến ngày 17/2/1947 trung đoàn thủ đô rút khỏi vòng vây của địch ra khu căn cứ an toàn.
+ Các thành phố khác: Nam Định, Vinh , Huế, Đà Nẵng…ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố.
+ Ở các tỉnh phía Nam ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyên đường giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
- Ý nghĩa:
+ Giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng .
+ Tạo điều kiện cho Đảng, chính phủ rút về căn cứ an toàn chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
Câu hỏi 62 (30): Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào?
- Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
- Chính trị, ngoại giao:
+ Năm 1948 ở Nam Bộ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp
+ Tháng 6/1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương..
+Năm 1950 có nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao với ta ( Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ )
- Kinh tế: ra sức phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố nền kinh tế dân chủ có khả năng tự cấp tự túc.
- Văn hóa giáo dục: Tháng 7/1950 chủ trương thực hiện cải cách giáo dục phổ thông 9 năm.
Câu hỏi 63 (31): Tại sao ta chủ động mở chiến dịch biên giới 1950? Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch biên giới ?
- Ta chủ động mở chiến dịch biên giới :
+Khai thông biên giới Việt Trung.
+Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch.
+ Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
- Diễn biến:
+ Ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, cô lập Cao Bằng .Hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4 bị lung lay.
+ Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường số 4, lực lượng từ Thất Khê lên đánh Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về .
+Ta mai phục chặng đánh trên đường số 4, cả 2 cánh quân Thất Khê, Cao Bằng bị tiêu diệt, Pháp buộc rút khỏi Na Saàm, Lạng Sơn và đến 22/10/1950 Pháp rút khỏi các cứ điểm còn lại trên đường số 4.
- Ý nghĩa:
+ Là thất bại của Pháp về quân sự lẫn chính trị ,phải lùi vào thế bị động.
+ Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
+ Chứng minh sự trưởng thành của quân đội và cuộc kháng chiến của ta từ thế phòng ngöï sang tiến công.
Câu hỏi 64 (32): Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2/1951) và ý nghĩa của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 2 ?
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng tổ chức vào tháng 2/1951 tại Chiêm Hóa- Tuyên Quang.
- Nội dung :
+ Thông qua báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên nhiệm vụ là đánh Pháp, Mĩ giành độc lập.
+ Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh đề ra nhiệm vụ chống phong kiến đồng thời với chống đế quốc.
+ Đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam, Lào, Campuchia xây dựng Đảng cách mạng riêng.
+ Bầu ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và
đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư.
- Ý nghĩa:
+ Đánh dấu mốc quan trọng về sự trưởng thành của Đảng ta.
+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng đến thắng lợi.
+ Là Đại hội công khai đầu tiên của Đảng: Đại hội kháng chiến, kiến quốc.
Câu hỏi 65 (33): Hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta sau chiến dịch biên giới năm 1950 ?
Sau chiến dịch Biên Giới 1950 ta chủ động mở hàng loạt chiến dịch nhằm phá tan âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp Mĩ:
- Trong Đông xuân 1950-1951, quân ta mở ba chiến dịch:
+ Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) tấn công Vĩnh Yên, Phúc Yên.
+Chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch trên đường số 18 ( từ Uông Bí đi Phả Lại)
Sau chiến dịch Biên Giới 1950 ta chủ động mở hàng loạt chiến dịch nhằm phá tan âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp Mĩ:
- Trong Đông xuân 1950-1951, quân ta mở ba chiến dịch:
+ Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) tấn công Vĩnh Yên, Phúc Yên.
+Chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch trên đường số 18 ( từ Uông Bí đi Phả Lại)
+Chiến dịch Hà- Nam- Ninh (Quang Trung) tấn công Hà Nam- Nam Định- Ninh Bình
- Chiến dịch Hòa Bình: 11/1951 Pháp tấn công Hòa Bình để nối lại hành lang Đông Tây nhưng bị bao vây , đến 2/1952 Pháp rút chạy.
- Chiến dịch Tây Bắc: từ tháng 10 12/1952 giải phóng Nghĩa Lộ, Sơn La, Yên Bái…phá tan âm mưu xứ Thái tự trị của Pháp.
- Chiến dịch Thượng Lào: Từ tháng 4/1953 5/953, nối liền Thượng Lào với Tây Bắc Việt Nam.
Câu hỏi 66 (34): Kế hoạch Na Va của Pháp và Mĩ: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung và chuẩn bị của Pháp và Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch NaVa ?
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Pháp gặp khó khăn suy yếu rõ rệt, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương
+ Ngày 7/5/1953, Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch NaVa, nhằm xoay chuyển chiến tranh Đông Dương, trong 18 tháng “ kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Nội dung:
+ Bước 1: Thu Đông 1953, xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược Miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để bình định ở miền Trung và miền Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Thu Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, “Kết thúc chiến tranh”.
- Chuẩn bị Pháp trong kế hoạch NaVa:
+ Tăng thêm Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc bộ.
+ Lực lượng cơ động 44 tiểu đoàn
+ Tăng cường ngụy quân, càn quét, bình định vùng chiếm đóng
Câu hỏi 67 (35): Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch NaVa của Pháp- Mĩ đã diễn ra như thế nào ?
- Phương hướng chiến lược: Mở các cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta.
- Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” “ Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
- Ta chủ động đánh địch:
+ Tháng 12/1953, Ta tấn công Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, bao vây, uy hiếp Điện Biên Phủ, địch cho quân nhảy dù chốt giữ Điện Biên Phủ.
+ Tháng 12/1953, liên quân Việt-Lào tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xê nô, địch tập trung lực lượng bảo vệ Sê nô.
+ Tháng 1/1954, quân ta phối hợp Pa thét Lào, tiến công Thượng Lào, giải phóng Phong Sa Lì, uy hiếp Luông Pha Bang, địch tăng cường lực lượng bảo vệ Luông Pha Bang
+ Tháng 2/1954 ta tấn công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây Cu, địch tăng cường lực lượng bảo vệ Plây Cu.
=>Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta làm phá sản kế hoạch Na Va
Câu hỏi 68 (36): Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch ?
- Diễn biến:
+ Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, với 16.200 quân, 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
+Chiến dịch bắt đầu từ 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954 và chia làm 3 đợt:
* Đợt 1:( 13/3-17/3), quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
* Đợt 2:(30/3-26/4), quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm.
* Đợt 3:(1/5-7/5), quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy, tướng Đờ ca xtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch ra đầu hàng.
- Kết quả:
+ Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí.
+ Phá tan kế hoạh Na Va và mọi mưu đồ của Pháp- Mĩ.
- Ý nghĩa:
+ Đánh bại hoàn toàn kế hoạch NaVa, xoay chuyển cục diện chiến tranh.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao, buộc Pháp - Mỹ kí Hiệp Định Giơ ne vơ.
Câu hỏi 69 (37): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 ?
-Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954:
+ Đối với dân tộc:
*Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
*Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng XHCN, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Đối với thế giới:
* Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của CNĐQ, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
* Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc thế giới..
- Nguyên nhân thắng lợi:
+Được sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo.
+Có hệ thống chính quyền Dân chủ Nhân dân, có Mặt Trận Dân Tộc, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương vững chắc.
+Tình đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước dân chủ nhân dân.
Câu hỏi 70 (38): Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp Định Giơ neo vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?
- Nội dung Hiệp Định Giơ Ne Vơ:
+Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt- Lào- Cam puchia.
+Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên lãnh thổ Đông Dương.
+ Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
+Tháng 7/1956, Việt Nam tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong cả nước.
-Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản cho dân tộc Đông Dương.
+ Pháp rút hết quân về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh, quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương .
+ Miền Bắc được giải phóng chuyển sang cách mạng XHCN.
Câu hỏi 71 (39): Quá trình thực hiện, kết quả và ý nghĩa của cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta (1953-1957) ?
- Quá trình thực hiện:
+ Cải cách ruộng đất được tiến hành từ cuối năm 1953 ở một số xã thuộc vùng tự do. + Từ năm 1954 đến năm 1957 thực hiện bốn đợt trên toàn miền Bắc.
- Kết quả:
+ Khoảng 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1.8 triệu nông cụ, chia cho 2 triệu nông hộ.
+ Thực hiện khẩu hiệu ”Người cày có ruộng”, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn.
- Ý nghĩa:
+ Bộ mặt miền Bắc đã thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến không còn, khối công nông liên minh được củng cố.
+ Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu hỏi 72 (40): Phong trào “ Đồng Khởi” ( 1959-1960) nổ ra trong hòan cảnh nào ?Hãy trình bày diễn biến , kết quả , ý nghĩa của phong trào ?
- Hòan cảnh :
+ Trong những năm 1957-1959 Mĩ - Diệm thực hiện chiến dịch “ Tố cộng ”,“ Diệt cộng”; tăng cường khủng bố, đàn áp; ra sắc lệnh “ Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”; thực hiện “ Đạo luật 10-59’.
+ Đầu 1959, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 xác định: Con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị kết hợp lực lượng vũ trang .
+ Được nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào cách mạng lan rộng khắp miền Nam và trở thành cao trào với cuộc “Đồng Khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre
- Diễn biến :
+ Ngày 17/1/1960, Tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo nhân dân các xã ở Huyện Mỏ Cày nổi dậy lật đổ từng mảng lớn bộ máy cai trị , kìm kẹp của địch và thành lập Uỷ ban nhân dân tự quản .
+ Phong trào “Đồng Khởi” lan nhanh khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ .
- Ý nghĩa :
+ Phong trào đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
+ Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm
+ Đã tạo ra một bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công .
+ 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
Câu hỏi 73 (41): Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ III của Đảng họp trong hòan cảnh nào? Nội dung của Đại hội ?
- Hòan cảnh :
+ Hai miền Nam Bắc dưới 2 chế độ chính trị khác nhau :
* Miền Bắc đang giành thắng lợi to lớn trong công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế.
* Miền Nam đang thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có bước phát triển nhảy vọt với phong trào ‘Đồng Khởi”
+ Tháng 9/1960 Đảng Lao Động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần III tại Hà Nội
- Nội dung :
Đại hội đã phân tích tình hình đất nước và xác định nhiệm vụ chung của cả nước, vị trí vai trò nhiệm vụ cho từng miền :
+ Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN xây dựng hậu phương vững chắc , là chỗ dựa cho cách mạng miền Nam, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam
+ Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , thực hiện thống nhất nước nhà , đây là nhiệm vụ có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc
+Nhiệm vụ chung của cả nước : Thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
Câu hỏi 74 (42): Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và “ Chiến tranh cục bộ” ?
Giống nhau
+ Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng .
+ Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Mam
- Khác nhau:
. Chiến tranh đặc biệt-Thời gian: 1961-1965-Qui mô chiến tranh: thực hiện ở miền Na
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nuyễn Thanh Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)