Ôn tập HKI

Chia sẻ bởi Thái Quang Tiến | Ngày 25/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập HKI thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Bài:... - tiết 29,30
Tuần dạy: 15
ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết:
Hs biết hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
- HS hiểu:
Hs hiểu được các nội dung để chuẩn bị thi học kỳ 1.
1.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính toán, các thao tác trên bảng tính.
1.3. Thái độ: - Nghiêm túc, có tinh thần hợp tác với các bạn và với giáo viên.
2. TRỌNG TÂM
Những kiến thức đã học
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên: phòng máy, Máy chiếu.
3.2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học, SGK.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng: Kết hợp khi ôn tập
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: lý thuyết












GV chiếu câu hỏi
HS thảo luận theo nhóm, sau đó từng nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.
GV chiếu câu trả lời
HS cùng quan sát và ghi vở.

Câu 1: Trình bày cách chọn các đối tượng trên trang tính?
Trả lời: * Chọn một ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
* Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng
* Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột
* Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một góc đến ô góc đối diện. Ô chọn đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt.
Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, thì chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Câu 2: Thanh công thức có vai trò gì?
Trả lời: Thanh công thức có vai trò:
- Dùng để nhập và hiển thị công thức
- Sửa nội dung của ô.
Câu 3: Nêu cú pháp tính trung bình cộng một dãy số bằng hàm AVERAGE. Cho ví dụ cách tính trung bình cộng một dãy số bất kì.
Trả lời: - Cú pháp tính trung bình cộng một dãy số:
=Average(a,b,c,...)- trong đó: a,b,c,... có thể là số hoặc địa chỉ các ô cần tính
- VD: 1) =Average(15,24,45) cho kết quả là: (15+24+45)/3=28
2) Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa các số: 10, 7, 9, 27, 2 thì:
=Average(A1:A5) cho kết quả là: (10+7+9+27+2)/5=11.
Câu 4: Hãy nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp, mỗi dạng cho 1 ví dụ. Ở chế độ mặc định của trang tính, làm thế nào phân biệt được hai kiểu dữ liệu này?
Trả lời: *) Hai kiểu dữ liệu thường gặp:
- Dữ liệu số: VD: 120; +38; -163; 15.55; 320.01...
- Dữ liệu kí tự: VD: Lớp 7A; Diemthi, Hanoi...
*) Để phân biệt được hai kiểu dữ liệu trên ở chế độ ngầm định:
- Dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính
- Dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
Câu 5: Em cho biết việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức có lợi ích gì? Cho ví dụ?
Trả lời: Việc sử dụng địa chỉ ô trong công thức có lợi ích là: Khi nội dung các ô có địa chỉ trong công thức thay đổi thì kết quả của công thức được thay đổi một cách tự động.
VD: Trong ô A1 có dữ liệu là số 12, ô B1 có dữ liệu là số 8. Tính trung bình cộng của nội dung hai ô A1 và B1 thì chỉ cần nhập công thức =(A1+B1)/2 vào ô C1. Nội dung ô C1 sẽ được tự động cập nhật mỗi khi nội dung trong các ô A1 và B1 thay đổi.
Câu 6: Nêu tên những thành phần chính trên bảng tính và công dụng của nó.
Trả lời: Các thành phần chính trên trang tính:
- Thanh bảng chọn: Chứa tên các bảng chọn chính thực hiện các lệnh của chương trình bảng tính
- Các hàng, cột, ô tính. Mỗi ô được xác định bằng địa chỉ cột và hàng chứa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Quang Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)