Ôn tập HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quyến | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập HKI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Họ và tên:………………………
ĐỀ ÔN THI HKI - VĂN 9
ĐỀ 2
Phần I: Trắc nghiệm
1. Tình đồng chí được hình thành từ những cơ sở nào ?
A. Cùng lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
B. Cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng sống và chiến đấu vì lí tưởng chung.
C. Cùng là những người nông dân nghèo vào lính đánh giặc giữ nước.
D. Cùng tham gia chiến dịch, nếm trải những khó khăn gian khổ những ngày đầu chống Pháp.
2. Trong bài thơ “Đồng chí” tác giả đã vận dụng những thành ngữ nào ?
A. Một nắng hai sương ; Nước mặn đồng chua B. Nước mặn đồng chua ; Lên thác xuóng ghềnh
C. Nước mặn đồng chua ; Chó ăn đá gà ăn sỏi D. Bèo dạt mây trôi ; Chó ăn đá gà ăn sỏi.
3. Ý nào không phải là biểu hiện của tình đồng chí ?
A. Chung một nỗi nhớ quê hương, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn.
B. Cảm thông sâu xa tâm tư nỗi lòng, sát cánh bên nhau bất chấp khó khăn, thiếu thốn.
C. Chung một nỗi niềm nhớ quê hương, gắn bó bền chặt dù trải qua bao gian khó.
D. Chung một chiến hào đánh giặc, coi nhau như anh em trong một gia đình.
4. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Đồng chí được khai thác từ đâu ?
A. Từ cái bình dị, đời thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.
B. Từ vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ với bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
C. Từ vẻ đẹp ngang tàng vượt lên trên những khó khăn thử thách.
D. Từ chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ khi đối mặt với những thử thách nơi chiến trường.
5. Ngôn ngữ trong bài thơ Đồng chí có đặc điểm gì nổi bật ?
A. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng. B. Ngôn ngữ bóng bẩy, giàu chất suy tưởng.
C. Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian. D. Ngôn ngữ cổ điển, có tính ước lệ cao.
6. Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Đồng chí là bút pháp gì ?
A. Tả thực kết hợp hài hòa với ước lệ. B. Lãng mạn kết hợp hài hòa với hiện thực.
C. Tả thực kết hợp hài hòa với lãng mạn. D. Tả thực kết hợp với lập luận chặt chẽ.
7. Những câu thơ “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh ..... Chân không giày” có ý nghĩa gì ?
A. Kể lể những khó khăn thiếu thốn nơi chiến trường mà người lính phải gánh chịu.
B. Phản ánh hiện thực gian khổ những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
C. Phản ánh những khó khăn thiếu thốn làm nãn lòng người chiến sĩ.
D. Phản ánh những khó khăn mà tác giả đã trải qua khi tham gia chiến dịch Việt Bắc.
8. Phương án nào dưới đây không nêu đúng ý nghĩa của việc tách từ "Đồng chí " trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra thành một dòng thơ riêng ?
A. Tách ra để phù hợp với thể thơ tự do, tạo sự linh hoạt cho bài thơ.
B. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu.
C. Nâng cao ý thơ của đoạn thơ trước và mở ra ý thơ cho đoạn thơ sau.
D. Tạo nên sự độc đáo trong kết cấu và giọng điệu của bài thơ.
9. Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ?
A. Tả thực B. Biểu tượng C. Tả thực và biểu tượng
10. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trưởng thành từ giai đoạn nào của nước ta ?
A. Thời kì chống Pháp 1945 - 1954.
B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1965.
C. Thời kì ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1965 – 1973.
D. Thời kì đất nước hòa bình sau năm 1975.
11. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được giải thưởng nào ?
A. Giải thưởng Báo Văn nghệ 1969 - 1970
B. Giải thưởng báo Nhân dân 1969 - 1970
C. Giải thưởng Báo Quân đội nhân dân 1969 - 1970.
D. Giải thưởng Báo Thanh niên 1969 – 1970.
12. Hình ảnh những chiếc xe không kính ngày càng biến dạng phản ánh điều gì ?
A. Phản ánh những mất mát mà người chiến sĩ lái xe phải hứng chịu.
B. Phản ánh những khó khăn thiếu thốn mà người chiến sĩ lái xe phải đương đầu.
C. Phản ánh hiện thực ác liệt của chiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quyến
Dung lượng: 96,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)