ÔN TẬP HK II bài 15,16,17,27,28

Chia sẻ bởi Lê Kim Tuyết | Ngày 16/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HK II bài 15,16,17,27,28 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN LỊCH SỬ 9
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 – 2009 (bài 15, 16, 17, 27, 28 )
BÀI
CÂU HỎI
TRẢ LỜI

15
Câu 1: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng VN như thế nào ?
 Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, sự thành lập Quốc tế cộng sản (3 – 1919), sự rađời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung quốc (19210 càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá CN Mac-Lê-nin vào Việt Nam.



Câu 2: Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc dân chủ công khai ?
1) Giai cấp tư sản dân tộc:
* Mục tiêu:
Đòi một số quyền lợi về kinh tế
Đòi các quyền tự do dân chủ thích ứng với lợi ích và đơn vị xã hội của mình.
* Tính chất : Cải lương
2) Giai cấp tiểu tư sản :
* Mục tiêu :
Chống cường quyền, áp bức.
Đòi các quyền tự do dân chủ
* Tính chất : Yêu nước dân chủ rõ rệt



Câu 3: Hãy trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào dân tộc dân chủ công khai ?
1) Giai cấp tư sản dân tộc:
* Tích cực: Đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài.
* Hạn chế: Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được chúng ban phát cho 1 số quyền lợi.
2) Giai cấp tiểu tư sản :
* Tích cực:
Thức tỉnh lòng yêu nước
Truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân
* Hạn chế: Chưa được tổ chức thành chính đảng nên mang tính đấu tranh mang tính chất ấu trĩ


Câu 4: Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh , cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau chiến tranh .


Câu 5: Cuộc bãi công Ba Son
(8 – 1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?
 Trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất , cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) có điểm mới là công nhân đấu tranh không chỉ vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện tình đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc. Nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.


16
Câu 1: Hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ năm 1919 – 1923 ?

- tháng 6 năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Véc- Xai đòi các quyền dân tộc cơ bản cho VN
- tháng 7 năm 1920 Người dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng CS Pháp.
- Năm 1921 Người cùng những người yêu nước ở các thuộc địa Pháp thành lập Hội Liên Hiệp thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng chống chủ nghĩa thực dân.
- Năm 1922 Nười làm chủ nhiệm kiêm chue bút báo Người cùng khổ.
- Trong thời kỳ ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài đăng trên các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.


Câu 2: Hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên –Xô (1923 – 1924)
- Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên-Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp Hành.
- Trong thời gian ở Liên- Xô, người làm nhiều việc nghiên cứu học tập viết
bài cho báo sự thật, tạp chí Thư tín quốctế .
- Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng Sản (1924) và phátbiểu tham luận.


Câu 3 : Việc thành lập Cộng Sản Đoàn làm nồng cốt cho Hội VN cách mạng thanh niên có ý nghĩa gì ?
- Thể hiện đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là
bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng
sản về sau


Câu 4: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở VN như thế nào ?
- Tổng hợp những người VN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Kim Tuyết
Dung lượng: 88,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)