On tap doi don vi do
Chia sẻ bởi Lê Mai Hương |
Ngày 09/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: on tap doi don vi do thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Mở đầu
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn học Tiếng Việt, môn toán có vị trí quan trọng.
Môn toán là môn cung cấp kiến thức, kỹ năng phương pháp tư duy cho học sinh. Nó góp phần xây dựng nền tảng kiến thức văn hoá cho con người.
Chương trình toán ở tiểu học đề cập hầu hết đến các đại lượng cơ bản và cách đổi đơn vị trong cùng một bảng đơn vị đo mà học sinh thường gặp trong đời sống như: đơn vị đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, thời gian...
Dạy các đại lượng và phép đo đại lượng không những củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn góp phần gắn học với hành, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Dạy học đại lượng và phép đo đại lượng ở tiểu học nhằm giới thiệu cho học sinh những khái niệm ban đầu, đơn giản nhất về các đại lượng thường gặp trong đời sống, học sinh nắm được các kiến thức thực hành về phép đo đại lượng( tên gọi, kí hiệu). Sử dụng các công cụ đo biểu diễn kết quả đo, kỹ năng thực hiện các phép tính số học trên các số đo đại lượng
Trong chương trình dạy học toán ở tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) học sinh đã được học khá nhiều tiết về đơn vị đo độ dài theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và được trình bày theo thứ tự sau:
Lớp 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài.
Lớp 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet, mét, kilômet, và milimet. Đọc viết các số đo độ dài theo đơn vị mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài . Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài ( trong các trường hợp đơn giản) tập đo và ước lượng độ dài.
Lớp 3: Bổ sung và lập bảng đơn vị đo độ dài từ milimet đến kilômet. Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và kilômet, giữa mét và milimet, xăngtimet. Thực hành đo và ước lượng độ dài.
Lớp 4: Bổ sung và hệ thống hoá các đơn vị đo độ dài. Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài. Giải các bài toán (có lời văn) có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
Lớp 5: Đổi các đơn vị đo độ dài ra số thập phân. Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
Song, việc dạy học đại lượng và phép đo đại lượng không phải là dễ đối với cả giáo viên và học sinh tiểu học:
Đối với giáo viên: còn nhiều vấn đề tranh luận về nội dung và phương pháp dạy học phép đo đại lượng.
Đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học: hoạt đ
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn học Tiếng Việt, môn toán có vị trí quan trọng.
Môn toán là môn cung cấp kiến thức, kỹ năng phương pháp tư duy cho học sinh. Nó góp phần xây dựng nền tảng kiến thức văn hoá cho con người.
Chương trình toán ở tiểu học đề cập hầu hết đến các đại lượng cơ bản và cách đổi đơn vị trong cùng một bảng đơn vị đo mà học sinh thường gặp trong đời sống như: đơn vị đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, thời gian...
Dạy các đại lượng và phép đo đại lượng không những củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn góp phần gắn học với hành, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Dạy học đại lượng và phép đo đại lượng ở tiểu học nhằm giới thiệu cho học sinh những khái niệm ban đầu, đơn giản nhất về các đại lượng thường gặp trong đời sống, học sinh nắm được các kiến thức thực hành về phép đo đại lượng( tên gọi, kí hiệu). Sử dụng các công cụ đo biểu diễn kết quả đo, kỹ năng thực hiện các phép tính số học trên các số đo đại lượng
Trong chương trình dạy học toán ở tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) học sinh đã được học khá nhiều tiết về đơn vị đo độ dài theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và được trình bày theo thứ tự sau:
Lớp 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài.
Lớp 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet, mét, kilômet, và milimet. Đọc viết các số đo độ dài theo đơn vị mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài . Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài ( trong các trường hợp đơn giản) tập đo và ước lượng độ dài.
Lớp 3: Bổ sung và lập bảng đơn vị đo độ dài từ milimet đến kilômet. Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa mét và kilômet, giữa mét và milimet, xăngtimet. Thực hành đo và ước lượng độ dài.
Lớp 4: Bổ sung và hệ thống hoá các đơn vị đo độ dài. Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài. Giải các bài toán (có lời văn) có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
Lớp 5: Đổi các đơn vị đo độ dài ra số thập phân. Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
Song, việc dạy học đại lượng và phép đo đại lượng không phải là dễ đối với cả giáo viên và học sinh tiểu học:
Đối với giáo viên: còn nhiều vấn đề tranh luận về nội dung và phương pháp dạy học phép đo đại lượng.
Đối với học sinh ở lứa tuổi tiểu học: hoạt đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Mai Hương
Dung lượng: 160,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)