Ôn tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Diễm | Ngày 09/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:

Tuần 1
Thần đồng Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh
Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.
Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Lương Thế Vinh là ai?
a. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán
b. Là một cậu bé rất nghịch ngợm
c. Là một thanh niên 23 tuổi

Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?
a. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi
b. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn
c. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên

Câu 3: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?
a. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi
b. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên
c. Nghĩ ra một trò chơi hay

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :
Cầu ao .....oang vết mỡ
Em buông cần ngồi câu
Phao trắng tênh tênh ...ổi
Trên trời xanh làu ....àu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"
Chiều sau khu vườn nhỏ
Vòm lá rung tiếng đ...`......
Ca sĩ là chim sẻ
Kh..`.... giả là hoa v...`.......
Tất cả cùng hợp xướng
Những lời ca reo v............


Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:
Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm ....ây dại, đàn ....iến vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ và ....iên nhẫn với ....ông việc ....iếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:
bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.


Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết


.............................................
.............................................
.............................................
.............................................
.............................................
.............................................


..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................

..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................
..............................................


II. Chính tả:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2
Cùng một mẹ

Tùng và Long là hai anh em sinh đôi. Hai anh em học cùng lớp. Có lần, thầy giáo cho lớp làm một bài văn: " Viết về mẹ của em." Tùng viết xong, Long chép lại y nguyên bài văn của Tùng.
Hôm sau, thầy giáo hỏi:
- Vì sao hai bài này giống hệt nhau?
Long trả lời:
- Thưa thầy, vì chúng em cùng một mẹ ạ.
Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Tùng và Long là....?
a. Bạn mới quen. b. Chị em sinh đôi. c. Anh em sinh đôi.

Câu 2: Chuyện xảy ra trong giờ học nào?
a. Tiếng Việt. b. Toán c. Vẽ

Câu 3: Ai chép bài của ai?
a. Tùng chép bài của Long.
b. Long chép bài của Tùng.
c. Không ai chép bài của ai.

Câu 4: Vì sao thầy giáo ngạc nhiên?
a. Vì hai bạn chưa làm bài.
b. Vì hai bài giống hệt nhau.
c. Vì hai bạn giống hệt nhau.

Câu 5: Long trả lời thầy giáo như thế nào?
a. Chúng em là chị em.
b. Chúng em là anh em.
c. Chúng em cùng một mẹ.
Câu 6: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?
a. Tùng và Long là ai □
b. Long chép bài của Tùng □
c. Thầy giáo ngạc nhiên vì điều gì □
d. Câu trả lời thật buồn cười □

Câu 7: Điền x hoặc s vào chỗ chấm:
Năm nay em lớn lên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Diễm
Dung lượng: 130,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)