Ôn tập Chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Khoa | Ngày 01/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

Nguyễn Việt Khoa - THCS Hưng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Bài tập 1
Mục 1:
TIẾT 54. ÔN TẬP CHƯƠNG III Mục 2:
Giải các phương trình sau : 1) 2x - 6 = 0 ( 1 ) 2) Latex((2x)/(x-3) = 6/(x-3)) ( 2 ) 3) 2x(x+3) = 6(x+3) ( 3 ) 4) Latex( 3x - 3/2 = (7x)/3 + 1/2) ( 4 ) Trong các phương trình (1) ; (2) ; (3) ; (4) những phương trình nào tương đương với nhau ? Thế nào là hai phương trình tương đương ? Khi giải phương trình (1) , em đã sử dụng các quy tắc biến đổi phương trình nào ? Hãy nêu các quy tắc ấy ? Bài tập 1. I - ÔN TẬP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH. Mục 3:
Bài tập 1. 1) 2x - 6 = 0 ( 1 ) 2) Latex((2x)/(x-3) = 6/(x-3)) ( 2 ) 3) 2x(x+3) = 6(x+3) ( 3 ) 4) Latex( 3x - 3/2 = (7x)/3 + 1/2) ( 4 ) Giải các phương trình sau : Phương trình (2) thuộc dạng phương trình nào em đã được học ? Hãy nêu lại các bước giải dạng phương trình đó ? Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu , ta phải chú ý điều gì ? Em hãy lấy một ví dụ để chứng tỏ: nhân hai vế của phương trình với cùng một biểu thức chứa ẩn có thể không được phương trình tương đương ? Bài tập 2
Mục 1:
Giải các phương trình sau : a) Latex((2(1-3x))/5 - (2+3x)/10 = 7 - (3(2x+1))/4) b) Latex(2x^3 + 5x^2 - 3x = 0) c) Latex((x+2)/(x-2) - 1/x = 2/(x(x-2)) Phương trình 0x = 121 có phải là phương trình bậc nhất không ? Với điều kiện nào của a thì phương trình ax + b = 0 là phương trình bậc nhất ? ( a, b là hằng số ) Trong các phương trình ở bài tập 2, phương trình nào khi giải đã đưa về phương trình tích ? Mục 2:
a) Latex((2(1-3x))/5 - (2+3x)/10 = 7 - (3(2x+1))/4) b) Latex(2x^3 + 5x^2 - 3x = 0) c) Latex((x+2)/(x-2) - 1/x = 2/(x(x-2)) Giải các phương trình sau : Khi giải phương trình đưa được về dạng tích ta cần lưu ý điều gì ? Khi giải phương trình đưa được về dạng tích ta, sau khi chuyển tất cả các hạng tử về một vế ta cần sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích thành nhân tử đã học để chuyển vế đó về dạng tích . Tiểu kết
Mục 1:
Phương trình bậc nhất một ẩn . Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. Phương trình tích . Phương trình chứa ẩn ở mẫu . Các phương trình trên có mỗi quan hệ với nhau như thế nào khi giải ? GBTBCLPT
Mục 1:
2. ÔN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH. Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ? * Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình : - Bước 1 : Lập phương trình. + Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn. + Biểu diễn các đại lượng chưa biết và đã biết theo ẩn. + Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. - Bước 2 : Giải phương trình. - Bước 3 : Trả lời : Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận. Mục 2:
2. ÔN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH. Nêu các dạng giải bài toán bằng cách lập phương trình đã học ? Dạng toán số. Dạng toán chuyển động. Dạng toán năng suất. Dạng toán phần trăm. Dạng toán có nội dung hình học. Dạng toán có nội dung lí , hoá. Mục 3:
Bài tập 54 ( Trang 34 SGK ) Một ca nô xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 4 giờ và ngược dòng từ bến B về bến A mất 5 giờ. Tính khoảng cách giữa hai bến A và B , biết rằng vận tốc của dòng nước là 2 km/h. A B Xuôi dòng mất 4h Ngược dòng mất 5h Vận tốc nước : 2 km/h Vận tốc (km/h) Thời gian (h) Quãng đường (km) Ca nô xuôi dòng Ca nô ngược dòng Dòng nước 4 5 2 x Latex(x/4) x Latex(x/5) HDVN
Mục 1:
Hướng dẫn về nhà - Làm các bài tập 52 ; 55; 56 SGK. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)