Ôn tập chương 2

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Hương | Ngày 29/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập chương 2 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

chào mừng
THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
THĂM LỚP 8C
2017- 2018
Trường THCS Phương Đình
Tiết 33 -B�I 29
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
1. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
2. Trong các câu về nhiệt năng sau đây câu nào không đúng?
A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra.
C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của vật càng lớn khi nhiệt độ của vật càng cao.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
3. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
A. Chỉ ở chất lỏng.
B. Chỉ ở chất rắn.
C. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.
D. Ở cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.
4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
A. chỉ ở chất khí.
B. chỉ ở chất lỏng.
C. chỉ ở chất khí và chất lỏng.
D. ở cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.
5. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần chủ yếu bằng hình thức:
A. dẫn nhiệt.
B. đối lưu.
C. bức xạ nhiệt.
D. dẫn nhiệt và đối lưu.
TỎA SÁNG
Kết thúc tiết học
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 1: Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm?
ĐÁP ÁN: Vì giữa các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra chậm
CÂU 2: Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?
ĐÁP ÁN: Vì lúc nào các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật cũng chuyển động không ngừng.
CÂU 3: Khi cọ xát miếng đồng lên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?
ĐÁP ÁN: Không phải. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng cách thực hiện công.
Bài tập: Một học sinh thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước ở 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC.
a) Tính nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt.
b) Tính nhiệt dung riêng của chì.
c) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K
Tóm tắt:
m1 = 300g = 0,3kg
t1 = 100oC
m2 = 250g = 0,25kg
t2 = 58,5oC
t3 = 60oC
c2 = 4190J/kg.K
a) tccb =?
b) c1 = ?
c) So sánh c1 và c tra bảng.
LỜI GIẢI
Bài tập: Tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 250g nước đang sôi đổ vào 400g nước ở nhiệt độ 20oC.
Tóm tắt:
m1 = 250g = 0,25kg
t1 = 100oC
m2 = 450g = 0,45kg
t2 = 20oC
c1 = 4200J/kg.K = c2
t3 =?
Giải
Nhiệt lượng do nước sôi toả ra là:
Q1= m1.c1∆t = 0,25.4200(100 – t)
Nhiệt lượng mà nước ở 20oC hấp thu là:
Q2= m2.c2∆t = 0,45.4200(t-20)
Theo PTCB nhiệt: Qtoả = Qthu

 0, 25.4200 (100 – t) = 0,45.4200 (t-20)

 t= = 500C
C. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Hàng ngang
H Ỗ N Đ Ộ N
N H I Ệ T N Ă N G
D Ẫ N N H I Ệ T
N H I Ệ T L Ư Ợ N G
N H I Ệ T D U N G R I Ê N G
N H I Ê N L I Ệ U
N H I Ệ T H Ọ C
B Ứ C X Ạ N H I Ệ T
Hàng dọc:
NHIỆT HỌC
8. Một hình thức truyền nhiệt (10ô).
1. Một đặc điểm của chuyển động phân tử (6ô).
4. Số đo phần nhiệt năng thu vào hay mất đi (10ô)
2. Dạng năng lượng vật nào cũng có (9ô).
3. Một hình thức truyền nhiệt (8ô).
5. Đại lượng có đơn vị là J/kg.K (14ô).
6. Tên chung của những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng khi đốt cháy (9ô).
7. Tên của một chương trong Vật lí 8 (8ô).
DĂN DÒ
Xem lại bài học, làm lại bài đã ôn.
Làm lại các bài tập và trả lời các câu hỏi vào vở
Chuẩn bị tiết ôn tập tiếp theo
“Việc học như con thuyền đi trên dòng nước ngược, không tiến có nghĩa là lùi”.
-Danh ngôn-
Giờ học kết thúc.Chúc các thầy cô mạnh khoẻ - các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)