Ôn tập "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mai | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP: CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
A/TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Tác giả
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ở An Giang. Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc
Tác phẩm của ông chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ
Tác phẩm chính Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Mùa gió chướng, Người quê hương
Được tặng giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật năm 2000
2.Tác phẩm “Chiếc lược ngà”
a/Nội dung
Truyện đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong nhưng cảnh ngộ khó khăn
b/Nghệ thuật
Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lí.Truyện thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
c/Chủ đề
Tình cảm cha con sâu sắc và cảm động của người chiến sĩ Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
B/CÁC DẠNG ĐỀ
1.Dạng đề 2 đến 3 điểm
Đề 1: Chi tiết bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng không nhận ra cha khi anh Sáu đi kháng chiến trở về thăm nhà gợi cho em suy nghĩ gì?
Gợi ý:
a.Mở đoạn:
Giới thiệu vài nét về tác giả, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
b.Thân đoạn:
-Hoàn cảnh của câu chuyện
Do chiến tranh hai cha con chưa bao giờ gặp mặt, tám năm sau, ông Sáu về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha
-Tình cảm của ông Sáu dành cho con
-Tình cảm của bé Thu đối với cha
c.Kết đoạn
-Khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện
-Nêu suy nghĩ của bản thân
Đề 2: Ý nghĩa của hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện
Chiếc lược là một vật dụng tầm thường, giản dị dùng để chải tóc cho con gái.Tuy anh Sáu đã ra đi mãi mãi nhưng kỉ vật của anh dành cho con gái là chiếc lược được làm bằng ngà voi thì còn mãi với thời gian, nó là gạch nối giữa cái mất mát và cái tồn tại.Chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kì diệu, là kỉ vật hiện hữu của tình cha con bất tử giữa anh Sáu và bé Thu, là minh chứng của lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu đối với con, là nhân chứng, là nỗi đau của sự mất mát và đau thương trong chiến tranh.
Đề 3: Tóm tắt
Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược. Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Trước lúc hy sinh, ông Sáu và giao lại cây lược cho một người đồng đội nhờ chuyển cho Thu. Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách tình cờ, khi cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ.
2.Dạng đề 5 đến 7 điểm
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
1.Mở bài:
-Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả tâm lí nhân vật
-Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu
2.Thân bài
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu-nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà” một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Mai
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)