Ôn tập các số đến 100 000
Chia sẻ bởi Phạm Trung Quyền |
Ngày 11/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập các số đến 100 000 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO THÔNG TƯ 22/2016/TT-BGDĐT
Họ tên: Trần Văn Chiền
GV Tâm lý - Giáo dục
Trường CĐSP – Long An
PHẦN CHUNG
(Cơ sở TL-GDH của đánh giá)
TÀI LIỆU BIÊN SOẠN ĐỂ BÁO CÁO
[1]. Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn thủ công – kỹ thuật (hoặc môn toán…) theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, Phần I đến phần IV, Bộ giáo dục và đào tạo, trương Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 10 năm 2016
[2]. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng BGD-ĐT tạo ban hành Quy định đ/giá h/s tiểu học, có hiệu lực từ ngày 15/10/2014.
[3]. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đ/giá h/s tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, có hiệu lực từ ngày 06/11/2016.
[4]. Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐ ngày 28/9/2016 Thông tư đ/giá h/s tiểu học của bộ GD&ĐT
[5]. Vũ Thị Phương Anh, Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, NXBGD, 2006.
MỤC TIÊU BÁO CÁO - TẬP HUẤN
- Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cốt cán các trường tiểu học:
+ Hiểu được một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra, đánh giá, năng lực của h/s tiểu học
+ Hiểu rõ những điểm thay đổi của TT22 so với TT30.
+ Sử dụng được một số phương pháp và kĩ thuật đánh giá h/s trên lớp học
+ Sử dụng được bộ công cụ để lượng hoá kết quả đánh giá giữa và cuối mỗi học kì (thang đo năng lực phẩm chất và các bảng tham chiếu chuẩn đánh giá).
- Từ đó xây dựng chương trình tập huấn đánh giá h/s theo TT22 cho đội ngũ g/v tiểu học.
ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO - TẬP HUẤN
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cốt cán các trường tiểu học
THỜI GIAN BÁO CÁO - TẬP HUẤN
60 phút
NỘI DUNG BÁO CÁO - TẬP HUẤN
I. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra, đánh giá h/s tiểu học
1. Một số khái niệm cơ bản (Tr 11-13 - tài liệu tập huấn)
a. Đo lường
● Khái niệm
Là sử dụng các kỹ thuật để lượng hóa sự vật hiên tượng nhằm mục tiêu đ/giá GD; là quá trình xác định số lượng (lượng hóa) hay gán một con số cho việc thể hiện kỹ năng, phẩm chất… của h/s
VD: Ta có thể sử dụng các phiếu quan sát, phiếu trưng cầu, bảng hỏi, bảng liệt kê, bảng tham chiếu (như các bảng tham chiếu đánh giá chuẩn đánh giá giữa học kỳ … các phân môn), thang đo mức độ… để xác định mức độ hiểu biết, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất… của h/s
● Các loại thang đo cơ bản để đo lường
- Thang định danh: Là gán cho một SVHT một con số nào đó
VD: Lớp 2.1; Lớp 2.2 …; quy định số báo danh cho h/s
- Thang định hạng: Là thước đo có khoảng cách không bằng nhau nhằm xác định một mặt nào đó của h/s theo mức độ từ thấp lên cao. (được sử dụng phổ biến trong giáo dục)
VD: Xếp năng lực, phẩm chất của h/s theo các mức tốt, đạt, cần cố gắng.
- Thang định khoảng: Là thước đo có khoảng cách bằng nhau nhằm xác định độ lớn, sự chênh lệch giữa h/s này và h/s khác. (được sử dụng phổ biến trong giáo dục)
VD: Một bài k/tra có 10 câu, trả lời đúng mỗi câu thì được 1đ; h/s A trả lời đúng 8 câu – 8đ sẽ cao hơn h/s B chỉ trả lời đúng 4 câu – 4đ. Tuy nhiên cần hiểu rằng số điểm của h/s A gấp đôi số điểm của h/s B không có nghĩa là năng lực gấp đôi h/s B.
- Thang định tỷ lệ: Là thước đo nhằm xác tỷ lệ đã đạt được hoặc chưa đạt được… về một vấn đề nào đó.
VD: h/s làm đúng 7/10 câu. Tỷ lệ h/s đạt điểm 10 chiếm 60%... trong lớp.
b. Kiểm tra
Là những hoạt động, những cách thức nhằm thu thập thông tin về quá trình và kết quả học tập và rèn luyện của h/s; từ đó làm cơ sở cho việc đo lường, đánh giá h/s.
VD: Để nắm thông tin quá trình và kết quả học tập và rèn luyện của h/s ta có thể quan sát các biểu biện của h/s trong các hoạt đông, trao đổi trực tiếp, làm bài viết…
c. Khái niệm đánh giá
Là dựa vào các thông tin thu được trong quá trình kiểm tra để đưa ra những nhận định, những phán đoán về trình độ, phẩm chất của h/s để ra những quyết định về h/s, về dạy học, giáo dục…
VD: Dựa vào những biểu hiện về hành vi, thái độ… của h/s khi ta q/sát được ta sẽ đánh giá (nhận xét) hành vi, thái độ… của h/s sinh đó có ưu điểm gì, hạn chế nào, cần sửa chữa như thế nào…
2. Mục đích/triết lý KTĐG học sinh tiểu học
(Tr 13)
- Đánh giá vì sự tiến bộ/đánh giá để phát triển học tập:(đặc điểm)
+ Là nhằm xác định rõ mức độ đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ của h/s; bằng cách nào h/s đạt được; h/s tiến bộ như thế nào… VD:…
+ Là đánh giá phải diễn ra suốt quá trình để có đầy đủ thông tin về h/s nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học, cải thiện thành tích và phát triển năng lực cho h/s.
VD: Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét kết hợp với đánh giá định kỳ…
+ Là đánh giá nhằm giúp h/s thấy được mình tiến bộ như thế nào so với trước, mình cần phát huy cái gì, khắc phục cái gì.
VD: Đánh giá phải giúp h/ sinh thấy được những cái đã làm được, chưa làm được…; cha mẹ hỏi h/s hôm nay con học được cái gì…
+ Là đánh giá không làm tổn thương, không gây áp lực cho h/s…
VD: Không so sánh h/s này với h/s khác, không nên chê h/s, cha mẹ hỏi h/s hôm nay còn học có vui không? không còn phải lo lắng cha mẹ hỏi hôm nay được mấy điểm…
- Đánh giá như là hoạt động học tập:
+ Đánh giá sao cho phải giúp h/s nói ra được những suy nghĩ của mình, kể cả suy nghĩ đúng và không đúng, và nhận xét được sự tiến bộ của mình.
VD g/v có thể cho h/s trả lời những câu sau: Em hãy cho cô biết hôm nay em học được cái gì; 3 điều thích nhất em học được hôm nay; em muốn cô giúp em cái gì?...
+ Đánh giá sao cho phải giúp h/s học được cách đánh giá, hình thành năng lực tự đánh giá (nhận xét) và đánh giá (nhận xét) lẫn nhau để giám sát quá trình học tập và thục hiện các hoạt động của mình. Muốn vậy g/v cần hướng dẫn h/s biết cách phản hồi, tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
VD: g/v hướng dẫn h/s tự xếp mức độ biểu hiện của mình về năng lực, phẩm chất (Thang đánh giá năng lực, phẩm chất.. Tr 11-13; tài liệu tập huấn)
Tóm lại: Mục đích chính của đánh giá là nâng cao chất lượng dạy và học
3. Mục tiêu của KTĐG trên lớp học (Tr 14)
- Lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động giảng dạy:
Kiểm tra đánh giá quá trình (đ/giá thường xuyên) trên lớp chủ yếu nhằm giúp g/v kiểm soát, lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động giảng dạy (không nhằm phân loại, xếp hạng h/s)
VD: Dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá thường xuyên trong tiết học g/v sẽ điều chỉnh về phương pháp, hình thức… dạy học.
- Phản hồi và khích lệ học sinh:
Kiểm tra đánh giá quá trình trên lớp nhằm giúp g/v nhận được các thông tin phản hồi chính xác về kết quả học tập của h/s để thúc đẩy h/s tiến bộ.
VD: HS nào chưa hiểu bài, chưa hiểu chỗ nào….
- Chẩn đoán các vấn đề của học sinh:
Kiểm tra đánh giá quá trình trên lớp nhằm giúp g/v xác định nguyên nhân dẫn đến kết qua học tập của h/s để từ đó có sự điều chỉnh.
VD: Xác định rõ vì sao h/s chưa hiểu bài? Do không chú ý hoặc…
- Phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ:
Kiểm tra đánh giá quá trình trên lớp còn nhằm giúp g/v phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ của h/s để từ đó có biện pháp khắc phục.
VD: h/s chậm tiến bộ, kết quả học tập yếu… g/v sẽ gặp riêng cha mẹ h/s để…
4. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá
(Tr 15)
- Chuyển từ chủ yếu sử dụng kết quả học tập cuối năm học (đ/giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kỳ sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học (chuyển từ đánh giá sự hiểu, nhớ sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề)
- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà còn có sự tham gia nhận xét của h/s…)
- Chuyển từ đánh giá một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang hoạt động đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học.
VD: Mức độ hoàn thành tốt về học tập là sự tích hợp…
- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá
VD: Sử dụng các phần mềm thẩm địch các đặc tính đo lường của công cụ…
5. Yêu cầu và nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học (Tr 15)
a. Đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng tiếp cận năng lực
- Chương trình GD tiểu học được xây dựng chủ yếu theo tiếp cận nội dung vì vậy đánh giá các môn học cần dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Mặc dù chương trình GD tiểu học mới xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực vẫn chưa được dạy ở tiểu học; nhưng sự phát triển năng lực của h/s vẫn đang diễn ra. Kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực được Bộ GD và ĐT xem là khâu đột phá về đổi mới và nó phù hợp với xu thế phổ biến trong giáo dục phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng của thế giới.
Hai cách tiếp cận về KTĐG
học sinh tiểu học
Tiếp cận mục tiêu, nội dung
- Dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng…
- Ít chú ý đến vận dụng
Tiếp cận năng lực
- Năng lực chung:
VD:Năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt
VD: Năng lực gắn với lĩnh vực môn học
- Lứa tuổi h/s tiểu học đang phát triển, chưa định hình về nhân cách các kết quả đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ là lượng hóa mang tính tương đối.
- Năng lực của học sinh thể hiện qua hoạt động có thể quan sát, đo lường, đánh giá được do vậy mỗi kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể phải thu đươc các chứng cứ cốt lõi về kiến thức, kỹ năng, thái độ…thể hiện trong các tình huống thực tế
b. Đảm bảo tính khách quan
- Kết hợp các phương pháp, kỹ thuật và hình thức kiểm tra, đánh giá.
- Phối hợp các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau.
- Kiểm soát các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động của học sinh.
- Các phán đoán giá trị và quyết định về việc học tập và rèn luyện của học sinh cần phải dựa trên 3 cơ sở sau:
+ Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phải thu thập có hệ thống.
+ Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng.
+ Kết hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên và địng kỳ; quá trình và sản phẩm.
c. Đảm bảo tính toàn diện
- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với các mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp và các mức độ phát triển kỹ năng của học sinh.
- Nội dung kiểm tra cần bao quát được các trọng tâm của môn học, chủ đề hay bày học mà giáo viên muốn đánh giá.
- Công cụ kiểm tra, đánh giá cần đa dạng; công cụ đó không những đánh giá được tri thức, kỹ năng môn học mà còn đánh giá được các phẩm chất, kỹ năng xã hội của học sinh.
- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không những đánh giá kiến thức, kĩ năng môn học mà còn đánh giá các năng lực chung, các phẩm chất
d. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
e. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
g. Nguyên tắc đảm bảo tính công khai
h. Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng
6. Năng lực và đánh giá theo năng lực(Tr18)
a. Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
(là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và trải nghiệm cuộc sống của con người)
b.Năng lực của h/s tiểu học
Là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập cấp tiểu học, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính h/s tiểu học trong cuộc sống.
Năng lực không chỉ là kiến thức, kỹ năng học được... mà bao hàm trong nó cả khả năng hành động; sự vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học; niềm tin, giá trị, trách nhiệm XH... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của h/s trong môi trường học tập mở (lớp học, gia đình, nhóm bạn…) và những đ/k thực tế đang thay đổi của XH.
c. Đánh giá theo năng lực học sinh
● Khái niệm đánh giá theo năng lực học sinh:
Là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của h/s trong bối cảnh có ý nghĩa, tức là vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập hoặc tình huống thực tiễn.
● Yêu cầu:
- Vì thời lượng học tập ở trường không tăng cho nên g/v cần giảm thời lượng dành cho truyền thụ kiến thức, tăng thời gian để h/s hoạt động tự lực, sáng tạo nhờ vậy h/s sẽ phát triển các năng lực học tập.
- Chú trọng đánh giá quá trình học; kết hợp với đánh giá kết quả học theo định kỳ sẽ đem đến cho g/v những thông tin phản hồi đáng tin cậy để điều chỉnh hoạt động dạy học.
- Hướng vào việc xác định h/s giải quyết nhiệm vụ ở mức độ nào hơn là biết những gì.
VD: ở mức HTT hay HT hay CHT
- Hướng vào việc sau khi học, h/s có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống
- Không nên hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng mà cần dựa vào cả sự trải nghiệm cuộc sống của h/s
- Cần tập trung vào mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của h/s so với chính h/s đó hơn là nhằm việc xếp hạng giữa các h/s với nhau. Muốn vậy cần phải có công cụ (thang đo) đánh giá năng lực được quy chuẩn phù hợp.
7. Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình
(Tr 18)
Cần sử dụng phối hợp/cân bằng các loại hình KTĐG, nhằm phục vụ những mục đích khác nhau:
a. Đánh giá tổng kết (đ/giá kết quả)
Là đánh giá nhằm cung cấp thông tin về sự thành thạo của h/s ở các nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ… sau khi kết thúc một giai đoạn học tập và rèn luyện … nhằm giải trình, báo cáo, xếp loại
- Thường dược thực hiện vào cuối kỳ, cuối khóa
b. Đánh giá thường xuyên (quá trình)
● Khái niệm: Là hoạt động đánh giá diễn ra thường xuyên trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học và GD nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên từ đó có sự điều chỉnh kịp thời
● Đặc điểm:
- Được đánh giá bằng nhận xét và nhận xét đó phải cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành hành động tiếp theo.
- Thu thập thông tin liên quan đến đến sự phát triển của người học, xem h/s tiến bộ như thế nào? Có khó khăn gì? Để kịp thời giúp đỡ.
- Nhấn mạnh đến sự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương pháp cải thiện để đáp ứng tốt hơn.
● Một số cách thức đánh giá quá trình:
- Cách tìm hiểu nhu cầu người học: Thông qua phiếu hỏi, bảng kiểm, trả lời câu hỏi mở.
- Cách động viên, khích lệ, định hướng: Tự suy ngẫm, tự nhận xét, thu thập thông tin phản hồi của bạn bè
- Cách giám sát sự tiến bộ: Ghi nhật ký, lập kế hoạch học tập…
- Cách kiểm tra sự hiểu biết: Hồ sơ học tập, phiếu kiểm tra, phiếu quan sát, phỏng vấn
8. Phương pháp và kỹ thuật đánh giá h/s tiểu học (Tr 23)
8.1. .Phương pháp đánh giá h/s tiểu học.
a. Phương pháp quan sát:
- Ghi chép sự kiện thường nhật:
Hàng ngày g/v làm việc với h/s,quan sát và ghi nhận rất nhiều thông tin về h/s… Muốn nắm được thông tin đúng đắn thì g/v cần ghi chép có khoa học, có hệ thống; muốn vật cần có sổ ghi chép những cần thiết thường nhật để theo dõi và kịp thời điều chỉnh h/s
- Thang đo/phiếu quan sát: phân mức
+ Đòi hỏi người đánh giá ra mức độ thường xuyên của một phẩm chất hoặc năng lực (3-7 mức)
+ Các loại thang đo: Thang đo dạng số, dạng đồ thị, dạng đồ thị miêu tả
- Bảng kiểm tra (bảng kiểm):Yêu cầu trả lời câu hỏi đơn giản Có – Không
b. Phương pháp viết
- Bài kiểm tra viết
- Bài trắc nghiệm
- Bài thu hoạch…
c. Phương pháp vấn đáp
- Đặt câu hỏi
- Thảo luận nhóm
8.2. Một số kỹ thuật đánh giá trên lớp học
(Tự nghiên cứu Tr 29-31,tài liệu tập huấn)
- Kĩ thuật đánh giá trên lớp
- Đánh giá mức độ nhận thức: 10 kĩ thuật
- Đánh giá năng lực vận dụng: 6 kĩ thuật
- Tự đánh giá và phản hồi: 7 kĩ thuật
II. Hướng dẫn cách thức đánh giá HSTH theo TT22
1. TT22 tiếp nối tinh thần của TT30 (Tr 32)
- TT22 vẫn giữ được tinh thần nhân văn của TT30, đánh giá vì sự tiến bộ của h/s, đ/giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh h/s này với h/s khác, …
- Sửa đổi một số điểm bất cập của TT30 giúp làm giảm đáng kể áp lực (bỏ việc phải ghi nhận xét hàng tháng từng h/s vào sổ theo dõi chất lượng GD), giúp lượng hóa trong đánh giá h/s.
- TT22 bổ sung những quy định đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu môn học dựa trên chuẩn kiến, thức kỹ năng theo ba mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành tốt, Chưa hoàn thành. Việc lượng hóa theo 3 mức này được thực hiện vào giữa các học kỳ, cuối mỗi học kỳ… sẽ kịp thời cung cấp thông tin phản hồi cho h/s…
- TT22 cũng bổ sung những quy định lượng giá kết quả GD theo hướng tiếp cận năng lực. Trên cơ sở đánh giá thường hàng ngày… đến giữa và cuối mỗi học kỳ GVCN lượng hóa từng năng lực, phẩm chất theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng; nhờ đó g/v, cha mẹ h/s… biết được h/s được phát triển như thế nào…
- …
2. Cơ sở Tâm lý-giáo dục học trong đánh giá h/s tiểu học (Tr 33;tài liệu tập huấn)
Lứa tuổi h/s tiểu học là chủ thể đang phát triển, chưa định hình về nhân cách… cho nên sự phát triển của các em phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm, môi trường giáo dục, đặc biệt là vào sự nhận xét trực tiếp, tích cực của giáo viên. đánh giá tiêu cực rất dễ làm cho h/s bị thương tổn
Cụ thể:
- Những lời nhận xét trực tiếp, tích cực của g/v sẽ ảnh hưởng rất nhiều suy nghĩ và cảm nhận của h/s.
- Những lời nhận xét trực tiếp, tích cực của g/v luôn có sức mạnh tạo nên niềm tin, truyền cảm hứng, nuôi dưỡng hứng thú học đường cho h/s
- Mỗi h/s tiểu học đều có thể thành công học đường, nếu giáo viên ti rằng tất cả các em đều có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng nhưng hành vi mang tinh sư phạm.
VD: Giúp h/s cảm thấy thoải mái khi được nói ra những suy ghĩ của mình, mỗi ý kiến dù không đúng vẫn được tôn trọng…
- Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số mà sử dụng những lời nhận xét trực tiếp, chứa đầy cảm xúc tích cực… có lợi hơn cho sự thúc đẩy hoạt động học tập, giúp kích hoạt sự phát triển toàn diện nhân cách h/s.
- Đánh giá tiêu cực rất dễ làm cho h/ sinh bị thương tổn
- Học sinh rất cần được hướng dẫn để biết cách tự nhận xét, nhận xét giá bạn, nhóm bạn là rất quan trọng giúp điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi…của chính h/s
“Lời nói ảnh hưởng đến suy nghĩ,
Suy nghĩ ảnh hưởng đến xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm, tình cảm ảnh hưởng tới hành vi
Hành vi tích cực, tự giác, được cổ vũ (lặp lại) chuyển thành thói quen tốt, niềm tin tích cực
Thói quen tốt, niềm tin tích cực, kết tinh thành giá trị…
Qua đó giúp định hình phát triển nhân cách h/s”
3. Những điểm thay đổi bổ sung của TT22 so với TT30
3.1. Bỏ sổ theo dõi đánh giá chất lượng…
3.2. Không quy định phải ghi nhận xét hàng tháng
3.3. Lượng hóa thường xuyên kết quả học tập theo 3 mức:
- Hoàn thành tốt (HTT):
- Hoàn thành (HT):
- Chưa hoàn thành (CHT):
Thay vi 2 mức của TT30 (Hoàn thành và chưa hoàn thành)
* Cần làm rõ tại sao lại thêm mức Hoàn thành tốt
3.4. Lượng hóa vào giữa kì và cuối mỗi học kì
3.5. Đánh giá định kì năng lực, phẩm chất theo 3 mức
- Tốt
- Đạt
- Cần cố gắng
(Thay vì 2 mức của TT30 (Đạt và Chưa đạt)
- Không chia từng nhóm năng lực phẩm chất
- Lượng hóa vào giữa kì và cuối mỗi học kì
* Cần làm rõ tại sao lại thêm mức Tốt và đổi tên mức chưa đạt thành Cần cố gắng
Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh
Theo TT30
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
Theo TT22
- Tự phục vụ, tự quản
- Hợp tác
- Tự học và giải quyết vấn đề
Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh
Theo TT30
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước
Theo TT22
- Chăm học, chăm làm;
- Tự tin, trách nhiệm
- Trung thực, kỉ luật
- Đoàn kết, yêu thương.
3.6. Thay đổi về khen thưởng:
Quy định rõ ràng hơn
- HS hoàn thành xuất sắc…
- HS có thành tích vượt trội
- Khen HS có thàn tích đột xuất
3.7. Thay đổi ra đề kiểm tra có 4 mức độ và thêm bài kiểm tra giữa kì môn toán, tiếng Việt ở lớp 4-5.
4. Hướng dẫn sử dụng công cụ lượng hóa các năng lực phẩm chất (Tr 45-50)
- Sử dụng thang đo 3 mức để lượng hóa từng nhóm năng lực phẩm chất
- Mỗi nhóm năng lực phẩm chất gồm 6 chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
- Cách dùng thang đo linh hoạt, mềm dẻo theo 2 hướng:
+ Khu vực thành phố… ứng dụng CNTT
+ Khu vực nông thôn… căn cứ tham chiếu Hướng dẫn sử dụng
5. Hướng dẫn sử dụng bảng tham chiếu chuẩn đánh giá (với 3 mức) để lượng hóa kết quả đánh giá học tập
(Dành cho các môn học tập huấn)
- Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá (với 3 mức) để lượng hóa kết quả đánh giá học tập
- Mỗi bảng tham chiếu chuẩn gồm các tiêu chí, mỗi tiêu chí có các chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
- Cách dùng Bảng tham chiếu linh hoạt, mềm dẻo theo 2 hướng:
+ Khu vực thành phố… ứng dụng CNTT
+ Khu vực nông thôn… căn cứ tham chiếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Trung Quyền
Dung lượng: 632,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)