Ôn tập các biện pháp tu từ TV

Chia sẻ bởi Chào Anh Nguyên | Ngày 03/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập các biện pháp tu từ TV thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TIẾT 15 +16: ÔN LUYỆN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
I. Lý thuyết
Kể tên các biện pháp tu từ từ vựng đã học
So sánh
Nhân hóa
Ẩn dụ
Hoán dụ
Điệp ngữ
Chơi chữ
1. So sánh
a. Khái niệm:
Thế nào là so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ minh họa?
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
- Có hai kiểu so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
b. Ví dụ:
TIẾT 15 +16: ÔN LUYỆN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
So sánh ngang bằng
2. Nhân hóa
a. Khái niệm:
Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Lấy ví dụ minh họa?
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật.. Trở nên gần gũi với con người biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
TIẾT 15 +16: ÔN LUYỆN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với con người.
b. Ví dụ:
Từ đó cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai, lão miệng lại sống với nhau vui vẻ.
Bến cảnh lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe lớn, xe bé nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
TIẾT 15 +16: ÔN LUYỆN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
Đoạn thơ trên sử dụng nghệ thuật gì?
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
3. Ẩn dụ:
a. Khái niệm:
Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng của ẩn dụ?
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ có những loại nào? Lấy ví dụ minh họa?
Có bốn kiểu ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức.
Ẩn dụ cách thức.
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ví dụ về ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
b. Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
c. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Chỉ ra từng kiểu ẩn dụ trong các ví dụ trên?
A – Phẩm chất
B- Chuyển đổi cảm giác
C- Cách thức
TIẾT 15 +16: ÔN LUYỆN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
4. Hoán dụ
Thế nào là hoán dụ? Có mấy loại hoán dụ thường gặp?
a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ:
Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể.
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật.
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Lấy ví dụ minh họa cho từng kiểu hoán dụ?
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Anh ta có chân trong đội tuyển quốc gia V. Nam
TIẾT 15 +16: ÔN LUYỆN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG
5. Chơi chữ
Thế nào là chơi chữ? Tác dụng của chơi trữ?
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
Có những cách chơi chữ nào? Lấy ví dụ minh họa?
Các cách chơi chữ:
Sử dụng từ đồng âm.
Sử dụng lối nói trại âm.
Dùng cách điệp âm.
Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa.
Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
b. Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
c. Sánh với Na va ranh tướng Pháp
Tiếng tăm nồng nặc khắp Đông Dương
d. Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chào Anh Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)