ôn tập cả năm lý 9

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Trâm | Ngày 15/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: ôn tập cả năm lý 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Vật lý 9
Năm học 2008 – 2009
A. Lý thuyết
I. Đọc kĩ phần “Có thể em chưa biết”.
1.Trả lời các câu hỏi:
1. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi nào?
2. Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
3. Trong mỗi vòng quay của cuộn dây dẫn kín trong từ trường dòng điện đổi chiều mấy lần?
4. Cấu tạo máy phát diện xoay chiều.
5. Các cách làm quay máy phát điện.
6. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Ý nghĩa của cường độ dòng điện hiệu dụng, hiệu điện thế hiệu dụng (Bài 35)
7 . Vì sao khi cho dòng điện xoay chiều đi qua một dây dẫn thẳng đặt song song với kim nam châm thì kim nam châm vẫn đứng yên?
8. Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện. Các cách làm giảm hao phí. Chọn cách tối ưu nhất. Giải thích.
9. Công thức mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp, thứ cấp và số vòng dây cuộn sơ cấp, thứ cấp. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Lắp máy biến thế ở đâu trên đường dây tải điện?
10. Phát biểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
11. Nêu các kết luận về sự truyền tia sáng từ nước sang không khí và từ không khí sang nước.
12. Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt khác.
13. So sánh thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì (đặc điểm , hình dạng, kí hiệu, tính chất ảnh, các tia tới đặc biệt) Xem lại phần kẻ bảng ôn tập
14. Các đặc điểm của ảnh của vật trên phim trong máy ảnh.
15. Cách xác định điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt. Đối với mắt tốt điểm cực viễn nằm ở đâu?
16. So sánh đặc điểm ảnh, tiêu cự thuỷ tinh thể khi mắt nhìn vật đặt ở xa và ở gần mắt.
17. Các đặc điểm của mắt cận, mắt lão. Cách khắc phục. Chú ý vẽ hình cách khắc phục tật mắt lão, mắt cận.
18. Công thức tính độ bội giác của kính lúp. G =  ( f : tiêu cự của thấu kính hội tụ, đơn vị cm). Ý nghĩa của độ bội giác của kính lúp. Cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp.
19. Các cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
20. Nêu kết luận về sự phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính và bằng đĩa CD.
21. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau? Trộn như thế nào để được ánh sáng trắng?
22. Các tác dụng của ánh sáng.
B. Phần bài tập
I. Làm lại các bài tập trong SGK phần vận dụng, bài tập SBT có liên quan những nội dung trên.
II. Chú ý:
1. Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
2. Cách dựng ảnh của vật qua máy ảnh, qua mắt.
3. Cách khắc phục tật cận thị, tật mắt lão.
III. Bài tập
1. Tại sao người ta không dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế?
2. So sánh sự khác nhau giữa hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ ánh sáng.
3. Tại sao có khi ta thấy cùng một bộ quần áo của người trên sân khấu lúc thì có màu này lúc thì có màu khác?
4. Tại sao khi đứng trên bờ hồ ta có cảm giác đáy hồ có vẻ nông (cạn) hơn so với thực tế?
5. Người ta dùng máy hạ thế giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 9V. Nếu cuộn sơ cấp có 1100 vòng thì số vòng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
6. Truyền tải điện năng đi xa khi hiệu điện thế truyền tải là 5000V thì công suất nhiệt hao phí trên đường dây là 1KW. Nếu ta nâng hiệu điện thế lên 500kV thì công suất nhiệt hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Biết đường dây không đổi.
7. để truyền đi một công suất điện không đổi với cùng hiệu điện thế người ta thay dây dẫn có tiết diện tăng lên 5 lần. hỏi công suất hao phí thay đổi thế nào?
8. Trên cùng đường dây tải điện người ta muốn giảm công suất hao phí đi 9 lần cần thay đồi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đường dây như thế nào?
9. Hãy vẽ ảnh của vật AB đặt cách kính 10 cm, biết thấu kính có tiêu cự 20cm trong các trường hợp:
a. Thấu kính hội tụ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Trâm
Dung lượng: 59,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)