ôn tập biên pháp tu từ

Chia sẻ bởi Phạm Vũ Hùng | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ôn tập biên pháp tu từ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP CÁC BIÊN PHÁP TU TỪ

A. Ôn lại các biện pháp tu từ đã học.
1.So sánh:
Đối  chiếu  sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: đẹp như tên giáng trần

2. Ẩn dụ:
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gơị cảm cho sự diễn đạt.
VD:   Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
         Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

3. Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận...

4. Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của sự vật ,hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Áo chàm đưa buổi phân ly
    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

5. Nói quá: Phóng đại qui mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
   Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho

6. Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
    VD: Bác đã lên đường theo tổ tiên
         Mác Lê nin thế giới người hiền

7. Điệp ngữ:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ gữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
VD: Học chim chóc cứ vừa bay vừa hót
        Học dòng sông vừa trôi vừa dào dạt
        Học bếp than hồng vừa cháy vừa reo

8. Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
VD:            Trùng trục như con bò thui
         Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu

B. Cách làm bài.
Bước 1:
-         Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu.
-         Tìm nội dung chính của đoạn thơ chứa phép tu từ
Bước 2:
-         Tìm những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ  
-         Xác định từ ngữ có phép tu từ đó
Bước 3:
-      Chỉ ra tác dụng, hiệu quả của biện pháp tu từ trong việc thể hiện
- Nội dung tư tưởng ( hình ảnh ấy biểu hiện cái gì?, biểu hiện cảm xúc gì? ( sức biểu cảm; yêu thương, tự hào, hờn giận…) của đoạn thơ;
- Nghệ thuật?( tính nhạc ( giọng thơ, văn);; cách biểu đạt hình ảnh ( tăng sức gọi hình, biểu cảm)

C. Bài tập
Biện pháp tu từ sử dụng trong các ví dụ sau? Tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy? ( Chú ý : có thể trong một ví dụ có nhiều bện pháp tu từ, cần xem xét kĩ để phát hiện cho đầy đủ )
I. Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau:

 1.                              Trăm năm đành lỗi hẹn hò
                       Cây đa bến cũ con đò khác đưa. ( ca dao)
*Gợi ý:
- Cây đa bến cũ ẩn dụ cho những kỷ niệm đẹp.
- Con đò khác đưa (cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng - đã thay đổi, xa nhau…)
Hiệu quả:
- Câu ca dao nói về sự thay đổi, lỗi hẹn, lỗi thề trong tình yêu lứa đôi.
- Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp, quen thuộc, cách diễn đạt giàu chất gợi hình, biểu cảm ( một lời oán trách kín đáo, nhẹ nhàng đầy xót xa, tếc nuối.

 2.                     Thuyền ơi có nhớ bến chăng
              Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
*Gợi ý:
-  Thuyền - ẩn dụ cho người con trai
-  Bến ẩn dụ cho người con gái
- Đặt trong quan hệ song song: thuyền - bến,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Vũ Hùng
Dung lượng: 144,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)