Ôn tập: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Chia sẻ bởi Quản Trị Viên |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập: Bài thơ về tiểu đội xe không kính thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
- Phạm Tiến Duật
I. Tác giả : Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 – quê Phú Thọ, tham gia quân đội sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, một gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Hiện nay đang dẫn chương trình Sống vui – Khoẻ – Có ích của Đài truyền hình Việt Nam.
II. Tác phẩm : Được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
III. Những nét độc đáo, khác lạ của bài thơ:
1. Nhan đề: dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài : những chiếc xe không kính.
- Hai chữ bài thơ thêm vào cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính gây sự chú ý khác lạ được đưa ra thực đến trần trụi.
3. Giọng điệu: Ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, tự nhiên, nhiều câu diễn đạt như văn xuôi.
IV. Phân tích:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường:
a) Xưa nay, hình ảnh tàu xe vào thơ thường được mỹ lệ hoá, lãng mạng hoá nhưng Phạm Tiến Duật đưa một hình ảnh thực đến trần trụi “những chiếc xe không kính”. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực bằng 2 câu văn xuôi với giọng thản nhiên :
“Không có kính… đi rồi”
Càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó.
b) Câu thơ thứ 2 nhắc lại hai lần chữ “bom” với những động từ mạnh “giật”, “rung” khiến cho “kính vỡ đi rồi” càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đầu.
c) Bom đạn chiến tranh còn làm chúng biến dạng thêm, trần trụi hơn
“Không có kính… có xước”
d) Hình ảnh này không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.
a) Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm lạc quan, coi thường gian khổ hiểm nguy.
- Đồng thời với hình ảnh của những chiếc xe không kính độc đáo là hình tượng đẹp đẽ của những người lính lái xe xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
- Trên những chiếc xe ấy, người chiến sĩ vẫn vững tay lái, vừa cho xe lăn bánh ra trận, vừa kể chuyện về mình, về đồng đội
Ung dung … buồng lái
- Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết. Không có kính chắn gió, các anh đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm. Nào “gió vào xoa mắt đắng” rồi “sao trên trời”, “chim dưới đất”, đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa – rơi rụng, va đập, quăng ném … vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Cảm giác, ấn tượng, căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt. Trái lại tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng, nơi buồng lái các anh vẫn ung dung, tự tin và bình thản – một hình ảnh đẹp được nhấn mạnh bằng lối đảo ngữ.
- Cùng với tư thế nổi bật ấy là tầm quan sát cao rộng với điệp ngữ “nhìn”, “thấy” biểu hiện sự tập trung cao độ, một tinh thần trách nhiệm nhưng của một tâm hồn lãng mạng, bình thản, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ.
- Thiên nhiên còn là sự khốc liêt của bụi, gió, mưa nhưng với một thái độ ngang tàng, thách thức, bất chấp, người chiến sĩ lái xe buông những tiếng chắc gọn “Không có … ừ thì” như một lời nói thường, nôm na mà cứng cỏi biến những khó khăn thành điều thú vị, với ý nghĩ táo tợn “Chưa cần … cây số
- Phạm Tiến Duật
I. Tác giả : Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 – quê Phú Thọ, tham gia quân đội sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, một gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Hiện nay đang dẫn chương trình Sống vui – Khoẻ – Có ích của Đài truyền hình Việt Nam.
II. Tác phẩm : Được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
III. Những nét độc đáo, khác lạ của bài thơ:
1. Nhan đề: dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài : những chiếc xe không kính.
- Hai chữ bài thơ thêm vào cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính gây sự chú ý khác lạ được đưa ra thực đến trần trụi.
3. Giọng điệu: Ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, tự nhiên, nhiều câu diễn đạt như văn xuôi.
IV. Phân tích:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường:
a) Xưa nay, hình ảnh tàu xe vào thơ thường được mỹ lệ hoá, lãng mạng hoá nhưng Phạm Tiến Duật đưa một hình ảnh thực đến trần trụi “những chiếc xe không kính”. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực bằng 2 câu văn xuôi với giọng thản nhiên :
“Không có kính… đi rồi”
Càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó.
b) Câu thơ thứ 2 nhắc lại hai lần chữ “bom” với những động từ mạnh “giật”, “rung” khiến cho “kính vỡ đi rồi” càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đầu.
c) Bom đạn chiến tranh còn làm chúng biến dạng thêm, trần trụi hơn
“Không có kính… có xước”
d) Hình ảnh này không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.
a) Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm lạc quan, coi thường gian khổ hiểm nguy.
- Đồng thời với hình ảnh của những chiếc xe không kính độc đáo là hình tượng đẹp đẽ của những người lính lái xe xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
- Trên những chiếc xe ấy, người chiến sĩ vẫn vững tay lái, vừa cho xe lăn bánh ra trận, vừa kể chuyện về mình, về đồng đội
Ung dung … buồng lái
- Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết. Không có kính chắn gió, các anh đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm. Nào “gió vào xoa mắt đắng” rồi “sao trên trời”, “chim dưới đất”, đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa – rơi rụng, va đập, quăng ném … vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Cảm giác, ấn tượng, căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt. Trái lại tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng, nơi buồng lái các anh vẫn ung dung, tự tin và bình thản – một hình ảnh đẹp được nhấn mạnh bằng lối đảo ngữ.
- Cùng với tư thế nổi bật ấy là tầm quan sát cao rộng với điệp ngữ “nhìn”, “thấy” biểu hiện sự tập trung cao độ, một tinh thần trách nhiệm nhưng của một tâm hồn lãng mạng, bình thản, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ.
- Thiên nhiên còn là sự khốc liêt của bụi, gió, mưa nhưng với một thái độ ngang tàng, thách thức, bất chấp, người chiến sĩ lái xe buông những tiếng chắc gọn “Không có … ừ thì” như một lời nói thường, nôm na mà cứng cỏi biến những khó khăn thành điều thú vị, với ý nghĩ táo tợn “Chưa cần … cây số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quản Trị Viên
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)