Ôn tập Ngữ Văn 9 Giữa HKI 2014-2015

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập Ngữ Văn 9 Giữa HKI 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

A – VĂN HỌC:
I. Văn bản nhật dụng:
1. Các văn bản:
Phong cách Hồ Chí Minh.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2. Bài tập:
1. Vì sao Bác Hồ có vốn tri thức sâu rộng? Tìm hiểu điều này, em thấy lối sống đó của Bác có ý nghĩa như thế nào đối với thanh niên thời hội nhập hiện nay?
2. Phong cách Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác phong cách của Nguyễn Trãi?
3. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”.
4. Em hiểu như thế nào về câu văn: (Chiến tranh hạt nhân) không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa? Để làm rõ ý nghĩa đó, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào? Tính thuyết phục của nó là do đâu?
5. Nêu giá trị nội dung văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
6. Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” nói về điều gì? Nêu giá trị nội dung? Ý kiến của em về sự chăm lo của chính quyền và các tổ chức xã hội đối với trẻ em ở địa phương em?
II. Truyện trung đại Việt Nam:
1. Các văn bản:
Chuyện người con gái Nam Xương.
Hoàng Lê nhất thống chí.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Chị em Thúy Kiều
Cảnh ngày xuân
Kiều ở lầu Ngưng Bích
2. Bài tập:
1. Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
2. Nghệ thuật văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” được coi là vô cùng thành công về nhiều mặt. Em hãy nêu những dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
3. Phân tích giá trị nghệ thuật thể hiện ở lời thoại của bé Đản trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
4. Chỉ rõ yếu tố dân gian và yếu tố lịch sử trong câu truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” để làm nổi bật đặc trưng của truyện truyền kì.
5. Theo em, nhân vật Trương Sinh trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là người như thế nào?
6. Ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn.
7. Tìm yếu tố thần kì trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” và nêu ý nghĩa của các chi tiết ấy.
8. Hình ảnh dòng sông giải oan có vai trò gì trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?
*9. “Chiếc bóng trên tường” (trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ) đã giết chết một người, còn “chiếc lá trên tương” (trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri) lại cứu sống một người. Ý kiến của em về vấn đề này?
10. Trình bày những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã ảnh hưởng đến việc sáng tác “Truyện Kiều”.
*11. Có ý kiến cho rằng: “Không có Truyện Kiều thì sẽ có một khoảng trống lớn trong nền văn học Việt Nam”. Ý kiến của em về nhận định trên.
12. “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái và “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.
13. Nêu suy nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong văn bản ‘Hoàng Lê nhất thống chí”.
14. Dựa vào những câu thơ miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, em hãy thể hiện vẻ đẹp của chị em họ Vương qua một đoạn văn ngắn.
15. Dựa vào bốn câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, em hãy thể hiện khung cảnh đó bằng một bài văn tả cảnh.
16. Chép thuộc lòng 3 đoạn trích sau: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật ở mỗi đoạn trích.
17. Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều hiện lên như thế nào qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?
18. “Cảnh ngày xuân” được thể hiện qua 3 bức tranh. Em hãy nêu vẻ đẹp của từng bức tranh ấy. Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong từng bức tranh.
19. Trước khung cảnh ở lầu Ngưng Bích, tâm trạng của Thúy Kiều đã được tác giả miêu tả như thế nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)